Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

CAY NGUYET QUE

CAY NGUYET QUE
Đặc điểm & chăm sóc cây nguyệt quế


1. Nguồn gốc

Ở Việt Nam cây mọc trong các khu rừng, bao gồm rừng Khộp và rừng thường xanh, tuy nhiên chúng phân bố nhiều ở khu vực gần suối nước, và nơi có ẩm độ từ trung bình đến cao.

Ngày nay, cây được trồng ở khắp mọi nơi với nhiều mục đích sử dụng khác nhau (làm cảnh, làm thuốc,…).

2. Đặc điểm hình thái

Nguyệt Quế là loài cây gỗ nhỏ, cao 2 – 8m, vỏ thân nhẵn, màu trắng vàng nhạt, bóng, phân cành sớm, dài, thấp, mọc cong lên, mập, cong queo.

Lá kép lông chim lẻ, mang 5 – 9 lá phụ, mọc cách, nguyên, dạng bầu dục thuôn, đầu lá tù có mũi, gốc nhọn, màu xanh lục bóng, nhẵn, có đốm tuyến rất nhỏ, dai, thơm, gân nổi giữa rõ, gân bên mảnh.

Cụm hoa chùy nhỏ ở nách lá hay đầu cành. Hoa lớn, hoa trắng vàng nhạt, thơm (nhất là ban đêm). Lá đài hợp ở gốc cao 0.15 cm, màu xanh. Cánh tràng thuôn đều dài 1.5 cm. Hoa có quanh năm.



3. Yêu cầu sinh thái

Nhiệt độ: cây có thể sống và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23 ºC -29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC.

Ánh sáng: cây không thích ánh sáng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp vào buổi sáng và buổi chiều tối, ánh sáng nhẹ vào ban ngày.

Độ ẩm: cây cần độ ẩm cao.

Đất đai : đất thịt pha, thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp.



 Sang chậu và thay đất :

Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì cây có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.

Nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.

Dùng dao xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.

Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.

Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.

5. Bón phân:
Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:
Từ 5-10 gam NPK 20-20-15
Bón phân Dinamix, khoảng 15-20 gam


Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất cũ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch.

6. Phun phân bón lá:
- Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Xen kẽ vào đó là dung dịch Chitosan phun kích thích

- Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

- Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

- Khoảng 15 đến 20 ngày cần phun kích thích sinh trưởng cho cây bằng dung dịch Chitosan, pha cao hơn nòng độ cho phép trên bao bì khoảng 10 đến 15%.

Trong thời gian này cần tăng cường Kly để cây đảm bảo cứng cáp, an toàn cho việc phát triển cây.

nguonn: http://bloghoctap.blogspot.com/2014/04/ac-iem-cham-soc-cay-nguyet-que.html

==============================================================

Tham khao:
cham-soc-cay-nguyet-que
http://www.saigonhoa.vn/bac-si-cay-trong/dac-diem-cham-soc-cay-nguyet-que/


http://agriviet.com/threads/cach-cho-cay-nguyet-que-ra-hoa.17010/  Cách cho cây Nguyệt Quế ra hoa


https://plus.google.com/111598604374864588645/posts/Ki9Q2yfNUUx  nguyet que va giai nhan

https://www.google.com/#q=caynguyetque.blogspot.com&start=10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét