Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

HOA MẪU ĐƠN

https://www.facebook.com/phubong.vo



HOA MẪU ĐƠN


   Ý Nghĩa Hoa Mẫu Đơn

Hoa Mẫu Đơn
Thịnh vượng - Hạnh phúc


Tên tiếng Việt : Hoa Mẫu Đơn
Tên Trung Quốc : Sho-Yo (hay Shao-Yao)
Tên tiếng Anh : Peony
Tên tiếng Pháp : Pivoine officinale
Tên Latin : Paeonia officinalis
Tên khoa học : Paeonia lactiflora
Họ : Paeoniaceae
Ý nghĩa - Biểu tượng : Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng ở Trung Quốc biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Ở Nhật Bản, Mẫu Đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Còn trong ngôn ngữ loài hoa phương Tây, nhờ những đặc tính y học tuyệt vời, Mẫu đơn còn được xem như một loại dược thảo chữa bệnh và mang ý nghĩa "sự e lệ". 

Mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây Tạng, là một trong những cây hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4000 năm. Khi những nhà truyền giáo đạo Phật đến Nhật Bản, họ đã đem theo kiến thức về những bông hoa Mẫu đơn này. Người Nhật luôn là một dân tộc yêu hoa, nên bông hoa đẹp mới đến nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của họ. Mẫu đơn là bông hoa của Tháng Sáu ở Nhật Bản. Từ Trung Hoa và Nhật Bản, nó chu du sang tận đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái tên.
Peony được đặt tên theo Paeon, một thầy thuốc học trò của Thần Y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp.Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sanh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông hoa Mẫu đơn.
Ngày nay, Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Bạn có biết rằng, xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung Quốc. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh "Chúa của muôn hoa". Nhất là giai đoạn từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 13 sau Công Nguyên. Mẫu đơn được ca tụng trong văn thơ, nhạc và tranh vẽ lúc bấy giờ.


Thành phố Luoyang (Giang Nam ?) - Trung Quốc, nổi tiếng về nhiều chủng loại Mẫu đơn phong phú, rực rỡ sắc màu nhờ thời tiết ôn hòa và đất đai thích hợp. Ngày 21/9/1982, người dân Luoyang chính thức chọn Mẫu đơn là biểu tượng hoa của thành phố mình. Tháng 4 là tháng của Hoa Mẫu Đơn, thật sự là mùa vui cho những người yêu hoa ở xứ sở này. Hoa Mẫu đơn nở đẹp lộng lẫy, hương thơm, sắc màu hoa hiện diện khắp nơi trong thành phố. Và lễ hội Mẫu đơn Louyang - Luoyang Peony Festival được tổ chức từ 15/4 - 25/4 hằng năm là một lễ hội văn hóa lớn, niềm tự hào của cư dân Luoyang. Suốt mùa lễ hội, tưng bừng những đèn lồng sặc sỡ, các hoạt động kinh tế cũng khá nhộn nhịp, không khí vui tươi và gây một ấn tượng sâu sắc cho tất cả các du khách trên khắp thế giới đến chơi. Ở Luoyang có những loài Mẫu đơn quý hiếm, màu sắc thay đổi lạ, hay cả những bông hoa lớn đến hàng trăm cánh, sống đã hàng trăm tuổi.
Võ Hậu ra lệnh cho muôn hoa trong vườn ngự uyển nở cùng lúc trong đêm bằng một bài thơ tứ tuyệt khắc ngay cửa vườn. Linh ứng thay, tất cả trăm hoa phụng mệnh ! Chỉ có một cây Mẫu đơn vẫn khẳng khiu trơ lá. Thế là Mẫu đơn bị đày khỏi kinh đô, xuống vùng ngoại ô Giang Nam. Kỳ diệu thay ! Vừa đến đó, bông hoa bừng nở đẹp tuyệt vời ! Võ Hậu rất tức giận, ra lệnh đốt nó đi, nhưng thậm chí sau khi đốt, Mẫu đơn vẫn nở hoa. Từ truyền thuyết này, hoa Mẫu đơn càng được yêu quý hơn trong dân gian.Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm thương hại và tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn kinh đô, chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp hương thơm ban rải cho mọi người để được dự phần thanh cao.(Bài của chị Rain).
 
"Peony - the friend of physicians and the praise of cooks."
(Charlemagne - hoàng đế La Mã)
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến những khả năng kỳ diệu lạ thường của cây hoa mà người ta đã lưu truyền trong dân gian. Dược tính của Mẫu đơn chủ yếu ở rễ và hạt. Rễ cây có tính kháng sinh, giúp giảm đau, trị bỏng, làm giảm huyết áp, giúp trẻ mọc răng, chữa bệnh vàng da, dị ứng, thận...Hạt hoa từng được xem như một loại gia vị thông dụng. Những tập tục mê tín còn tin rằng nếu đeo một vòng cổ kết bằng hạt Mẫu đơn, bạn sẽ tránh được các bệnh như hủi, động kinh, mất trí và nó còn xua tan những cơn ác mộng, như một lá bùa hộ mạng bảo vệ người ta chống lại ma quỷ hay những thế lực của bóng đêm !
Khoảng năm 77 sau Công Nguyên, trong cuốn sách Pliny''s Natural History đã mô tả chi tiết về cây hoa và 20 bệnh chữa bằng những bộ phận của nó. Không lâu sau đó, Dioscoride cũng đã viết một luận án về những cây thảo dược, trong đó có Peony. Vì là một cây thuốc quan trọng, dược liệu Mẫu đơn được sản xuất với lượng lớn hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu ở Trung Quốc và thể giới.

Bạn biết không, hoa Mẫu đơn - Peony là biểu tượng hoa lần thứ tư (!) của tiểu bang Indiana - Hoa Kỳ. Quả thật là lận đận bạn nhỉ ! Hì, mình chưa thấy tiểu bang nào thay đổi biểu tượng hoa của họ nhiều như vậy, đến những 4 lần ! Bông hoa đầu tiên được chọn là Cẩm Chướng (15/3/1913), rồi đến Tulip - Uất kim hương (1/3/1923), Cúc Zinnia (chưa đầy 10 năm sau đó), và sự đổi ngôi cuối cùng mới dành cho Mẫu đơn - Peony vào ngày 13/3/1957.

Pink Peony is so much more than a fragrance, it''''s a lifestyle. The fragrance of the romantic, light-hearted woman who lives every moment with grace and elegance.
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  Xem danh sách các bài viết thuộc nhóm này
          Ý nghĩa hoa Violet  Ý nghĩa hoa Violet
          Ý nghĩa các loài hoa  Ý nghĩa các loài hoa
          Ý nghĩa hoa cúc  Ý nghĩa hoa cúc
          Ý nghĩa hoa phong lan  Ý nghĩa hoa phong lan
          Ý nghĩa hoa mộc lan  Ý nghĩa hoa mộc lan
          Hoa nói lên tính cách  Hoa nói lên tính cách
          Ý nghĩa của hoa Hồng  Ý nghĩa của hoa Hồng
          Ý nghĩa hoa quỳnh  Ý nghĩa hoa quỳnh


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

http://kenh14.vn/doi-song/peony-thu-choi-hoa-moi-cua-cac-ban-tre-viet-20140624102745377.chn

====================================================================


Hoa mẫu đơn là một trong số các hoa đã được sử dụng lâu nhất trong văn hóa trang trí và là một trong các biểu trưng quốc gia của Trung Quốc. Cùng với hoa mai, nó là biểu tượng thực vật truyền thống của quốc gia này, tại đây người ta gọi nó là 牡丹 (mẫu đơn). Năm 1903, nhà Thanh tuyên bố rằng mẫu đơn là quốc hoa. Hiện nay, Trung Hoa dân quốc tại Đài Loan đã chọn hoa mai (Prunus mume) là quốc hoa, trong khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không có quốc hoa chính thức. Năm 1994, hoa mẫu đơn đã được đề nghị làm quốc hoa sau một cuộc trưng cầu dân ý khắp toàn quốc, nhưng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã thất bại trong việc thông qua sự lựa chọn này. Năm 2003, một quá trình lựa chọn khác cũng đã được bắt đầu, nhưng cho tới năm 2006 thì vẫn chưa có sự chọn lựa nào được đưa ra.
Thành phố cổ nổi tiếng Lạc Dương của Trung Quốc có danh tiếng như là trung tâm nuôi trồng các loài mẫu đơn. Trong lịch sử Trung Quốc, mẫu đơn của Lạc Dương luôn được coi là đẹp nhất. Hàng loạt các cuộc triển lãm hoa mẫu đơn cũng được tổ chức ở đây hàng năm.
Tại Nhật Bản, Paeonia lactiflora đã từng được gọi là ebisugusuri ("y học ngoại quốc"). Trong hán phương (sự sửa đổi lại của y học cổ truyền Trung Hoa cho thích hợp với Nhật Bản), rễ của các loài mẫu đơn được dùng để điều trị chứng co giật. Nó cũng được trồng làm cây cảnh. Người ta cũng cho rằng Paeonia lactiflora là "vua của các loài hoa".
Mẫu đơn cũng là loài hoa biểu trưng của bang Indiana, Mỹ. Năm 1957, Quốc hội bang Indiana đã thông qua một đạo luật để cho hoa mẫu đơn trở thành hoa biểu trưng của bang. Nó thay thế cho cúc zinnia là loài hoa biểu trưng của bang này từ năm 1931.
Các loài mẫu đơn có xu hướng thu hút kiến tới các nụ hoa. Đó là do mật hoa được tạo ra ở bên ngoài các nụ hoa này.

nguon:wikipedia.org
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hoa Mẫu đơn, loài hoa được xem là quốc hoa của Trung Quốc

Hôm nay shop hoa xin gửi đến các bạn một bài viết về một loài hoa quốc sắc ở đất nước Trung Hoa. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu thêm một số nét về tinh thần của từng dân tộc khi chọn một loài hoa làm quốc hoa
Chắc hẳn ai cũng biết mẫu đơn là loài hoa biểu tượng cho sự giàu có, vương giả và sắc đẹp và đặc biệt mẫu đơn được tôn vinh ở Trung Quốc, được người dân nơi đây chọn làm quốc hoa
Mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây Tạng, là một trong những cây hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4000 năm. Khi những nhà truyền giáo đạo Phật đến Nhật Bản, họ đã đem theo kiến thức về những bông hoa Mẫu đơn này. Người Nhật luôn là một dân tộc yêu hoa, nên bông hoa đẹp mới đến nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của họ. Mẫu đơn là bông hoa của Tháng Sáu ở Nhật Bản. Từ Trung Hoa và Nhật Bản, nó chu du sang tận đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái tên.
Peony được đặt tên theo Paeon, một thầy thuốc học trò của Thần Y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp.Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sanh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Từ xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung Quốc. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn hoa”.



Ngày xưa, khi treo 1 bức tranh hoa mẫu đơn màu hồng hoặc màu đỏ trong nhà có nghĩa là gia đình đó có những cô gái trẻ đang độ xuân thì. Có khá nhìều sự tích về hoa mẫu đơn. Chẳng hạn, câu chuyện về Bạch Mẫu Đơn, nàng tiên rất giỏi về nghệ thuật tình ái, hay những tương truyền về Dương Quý Phi, một người đẹp nghiêng nước nghiêng thành đã dùng hoa mẫu đơn trang trí trong phòng để thu hút sự đam mê và thường xuyên lui tới của Đường Minh Hoàng. Thành phố cổ nổi tiếng Lạc Dương của Trung Quốc có danh tiếng như là trung tâm nuôi trồng các loài mẫu đơn. Trong lịch sử Trung Quốc, mẫu đơn của Lạc Dương luôn được coi là đẹp nhất. Hàng loạt các cuộc triển lãm hoa mẫu đơn cũng được tổ chức ở đây hàng năm. Mẫu đơn cũng là loài hoa biểu trưng của bang Indiana từ năm 1957.
Bạn có thể tìm mua hoa mẫu đơn ở Shophoa360. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ hoa tươi đặc biệt là các loại hoa khai trương, hoa chia buồn, hoa sinh nhật. Với dịch vụ uy tín chúng tôi luôn được khách hàng lựa chọn làm đối tác

nguon:

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Hoa tường vy nở rộ ở Mỹ



Hoa tường vi nở rộ ở Mỹ
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/anh/hoa-tuong-vy-no-ro-o-my-2836939.html

Hoa tường vi nở rộ ở Mỹ

Hoa Crape Myrtle (tường vi) được trồng rất nhiều ở Houston (Texas, Mỹ), khắp nơi hai bên đường, trong công viên, sân trường học, bệnh viện ... và khu dân cư. Hoa nở vào mùa hè, có nhiều màu.
>>

 Đồng cỏ nở hoa rực rỡ ở Texas
Ở Việt Nam, Hoa Crape Myrtle được gọi bằng những cái tên lãng mạn như hoa tường vy, bằng lăng...
1-727003-1372042590_500x0.jpg
18-129329-1372042592_500x0.jpg
19-636885-1372042596_500x0.jpg
20-602065-1372042598_500x0.jpg
21-972582-1372042599_500x0.jpg
22-185667-1372042601_500x0.jpg
10-332389-1372042603_500x0.jpg
3-488835-1372042605_500x0.jpg
12-621931-1372042617_500x0.jpg
13-854906-1372042629_500x0.jpg
Hồ Thị Hải Trang

 
=======================================================
 
Hoa Tường Vi - Cách chăm sóc
 
 
========================================================
 
 ----------------------------------------------


 Hoa tường vi  tên tiếng anh là Climbing rose
Loài hoa này đại diện cho lời tỏ tình vì nó cũng thuộc họ Hồng, cụ thể:
Hoa tường vi : tỏ sự yêu thương.
Hoa tường vi đỏ : tỏ ý muốn được yêu.
Hoa tường vi trắng : tỏ tình yêu trong trắng.
Hoa tường vi phấn hồng : tỏ lời hứa hẹn. 
 ----------------------------------------------
 
 Một số tên tiếng Anh các loài hoa khác:
Phong lan: orchid
Hoa đồng tiền: gerbera
Hoa dâm bụt: rose-mallow
Hoa cẩm chướng: carnation
Hoa cúc: daisy
Hoa lài: jasmine
Hoa lưu ly; forget-me-not
Hoa thuỷ tiên: narcissus
Hoa thược dược: dahlia


 
 

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

CAY NGUYET QUE

CAY NGUYET QUE
Đặc điểm & chăm sóc cây nguyệt quế


1. Nguồn gốc

Ở Việt Nam cây mọc trong các khu rừng, bao gồm rừng Khộp và rừng thường xanh, tuy nhiên chúng phân bố nhiều ở khu vực gần suối nước, và nơi có ẩm độ từ trung bình đến cao.

Ngày nay, cây được trồng ở khắp mọi nơi với nhiều mục đích sử dụng khác nhau (làm cảnh, làm thuốc,…).

2. Đặc điểm hình thái

Nguyệt Quế là loài cây gỗ nhỏ, cao 2 – 8m, vỏ thân nhẵn, màu trắng vàng nhạt, bóng, phân cành sớm, dài, thấp, mọc cong lên, mập, cong queo.

Lá kép lông chim lẻ, mang 5 – 9 lá phụ, mọc cách, nguyên, dạng bầu dục thuôn, đầu lá tù có mũi, gốc nhọn, màu xanh lục bóng, nhẵn, có đốm tuyến rất nhỏ, dai, thơm, gân nổi giữa rõ, gân bên mảnh.

Cụm hoa chùy nhỏ ở nách lá hay đầu cành. Hoa lớn, hoa trắng vàng nhạt, thơm (nhất là ban đêm). Lá đài hợp ở gốc cao 0.15 cm, màu xanh. Cánh tràng thuôn đều dài 1.5 cm. Hoa có quanh năm.



3. Yêu cầu sinh thái

Nhiệt độ: cây có thể sống và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23 ºC -29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC.

Ánh sáng: cây không thích ánh sáng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp vào buổi sáng và buổi chiều tối, ánh sáng nhẹ vào ban ngày.

Độ ẩm: cây cần độ ẩm cao.

Đất đai : đất thịt pha, thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp.



 Sang chậu và thay đất :

Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì cây có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.

Nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.

Dùng dao xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.

Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.

Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.

5. Bón phân:
Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:
Từ 5-10 gam NPK 20-20-15
Bón phân Dinamix, khoảng 15-20 gam


Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất cũ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch.

6. Phun phân bón lá:
- Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Xen kẽ vào đó là dung dịch Chitosan phun kích thích

- Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

- Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

- Khoảng 15 đến 20 ngày cần phun kích thích sinh trưởng cho cây bằng dung dịch Chitosan, pha cao hơn nòng độ cho phép trên bao bì khoảng 10 đến 15%.

Trong thời gian này cần tăng cường Kly để cây đảm bảo cứng cáp, an toàn cho việc phát triển cây.

nguonn: http://bloghoctap.blogspot.com/2014/04/ac-iem-cham-soc-cay-nguyet-que.html

==============================================================

Tham khao:
cham-soc-cay-nguyet-que
http://www.saigonhoa.vn/bac-si-cay-trong/dac-diem-cham-soc-cay-nguyet-que/


http://agriviet.com/threads/cach-cho-cay-nguyet-que-ra-hoa.17010/  Cách cho cây Nguyệt Quế ra hoa


https://plus.google.com/111598604374864588645/posts/Ki9Q2yfNUUx  nguyet que va giai nhan

https://www.google.com/#q=caynguyetque.blogspot.com&start=10

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa lài

     
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa lài
                                                   
Cây hoa lài, tên khoa học Jasminum sambac Ait., là loại cây lâu năm, dạng cây bụi nhỏ, hoa màu trắng và có hương thơm. Ngoài tác dụng làm thuốc, hoa lài còn được sử dụng làm hương liệu trong các nhà máy chế biến trà xuất khẩu, tinh dầu chiết xuất từ hoa lài được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
 
 Cây hoa lài thích nghi khá tốt đối với điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta, nhưng sâu bệnh đã gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, làm giảm hiệu quả kinh tế của việc trồng lài. Đối với cây hoa lài, việc phòng trừ sâu bệnh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và sản lượng hoa lài. Theo báo cáo định kỳ về tình hình sinh vật hại của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) thành phố, cây hoa lài thường bị một số sâu bệnh hại tấn công như: sâu đục bông, sâu ăn lá, bệnh tím bông, bệnh đốm lá, bệnh khô cành, bệnh chết bụi….
Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều sẽ để lại dư lượng thuốc trong hoa lài, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, xác định các loại sâu bệnh hại và xây dựng quy trình phòng trừ bệnh một cách hợp lý có thể giảm chi phí và lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng như hiện nay.
Ngoài ra, trong kỹ thuật trồng lài thì bệnh hại là một trong những vấn đề chính ảnh hưởng tới sự phát triển diện tích cũng như thu nhập của người nông dân. Tuy nhiên, việc trồng cây hoa lài trong suốt thời gian qua được xem là trồng mang tính chất nông nghiệp nhỏ, chưa được qui hoạch một cách có hệ thống. Cũng theo thống kê của Chi cục BVTV, năm 2002, diện tích trồng lài của thành phố là trên 600 ha, nhưng đến tháng 07/2007 chỉ còn 435 ha.
Do đó, để góp phần vào việc phòng trừ bệnh hại trên cây hoa lài một cách có hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu về kỹ thuật trồng cũng như các kỹ thuật chăm sóc cây hoa lài để làm cơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
 
1. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
* Nhiệt độ: cây lài có nguồn gốc ở Nam Á, nhiệt độ thích hợp cho cây lài sinh trưởng là 20 – 330C, nhiệt độ thấp 8 -100C cây sinh trưởng kém.
* Ánh sáng: Lài là cây ưa sáng, do đó cần trồng nơi thoáng, rộng, không bị che bóng, cây mới cho năng suất cao và hoa mới thơm.
* Nước: Lài cần nước để sinh trưởng và ra hoa liên tục nhưng không chịu úng, do đó cần trồng nơi cao ráo, tưới tiêu thuận lợi.  
* Đất đai: Lài sống được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất đồng bằng trung tính (pH từ 6,5 - 7) đến đất đồi núi hơi chua (pH từ 3,5 - 4); từ đất thịt nặng đến đất thịt pha cát, đất đồi núi nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu nếu được chăm sóc tốt, bón phân, tưới nước đầy đủ vẫn cho năng suất hoa cao.
 
2. Thành lập vườn
* Thiết kế vườn: các vùng trồng lài ở thành phố Hồ Chí Minh thường là loại đất thấp, chân đất yếu, lại chịu ảnh hưởng của thủy triều qua hệ thống kênh rạch của sông Sài Gòn. Hàng năm vào mùa lũ, nhất là khi hai hồ Trị An và Dầu Tiếng xả lũ cộng với triều cường thì dễ bị ngập úng. Vì vậy bờ bao nên làm cao từ 1 – 1,2 m, mặt bờ bao rộng 1 m. Giữa bờ bao và kênh rạch bên ngoài có cống thoát và dẫn nước. Miệng cống nên làm nghiêng 45o và có nắp đóng mở tự động theo áp lực của mực nước để điều tiết mực nước trong mương. Bờ bao cần được gia cố hàng năm để tránh sạt lở.
* Chuẩn bị đất trồng: Tùy theo địa thế ở mỗi vùng mà làm đất khác nhau. Việc đào mương lên líp nên áp dụng ở những vùng đất ruộng địa hình thấp để nâng cao tầng canh tác: các mương chính quanh líp sát bờ nên làm rộng 0,8 - 1,0m và sâu 1,0 – 1,2 m; mương phụ rộng 0,6 – 0,8 m và sâu 0,8 m; mặt líp rộng 5 - 6 m.
* Khoảng cách trồng: Trồng theo hàng ngang trên liếp, mỗi hàng cách nhau 0,8 – 0,9 m. Trên mỗi hàng, cây cách cây 0, 6 – 0,8m. Mặc dù lài được cắt tỉa hàng năm làm tán cây nhỏ lại, nhưng nếu trồng dày hơn sẽ làm cho việc đi lại chăm sóc và thu hoạch bông gặp khó khăn.
 
* Giống trồng: Hoa Lài có nhiều giống: lài nút áo, lài trâu (hoặc lài dây), lài sẻ...
- Lài nút áo: hoa rất nhỏ, chỉ bằng nút áo.
- Lài trâu: 1 chùm chỉ có 1 hoa riêng lẻ, hoa to.
- Lài sẻ: 1 chùm có từ 5 – 12 hoa, hoa nhỏ hơn hoa của giống lài trâu. Để lấy hoa ướp trà nên trồng giống lài sẻ vì có năng suất cao và phù hợp với nhu cầu thị trường.
 
* Chọn và nhân giống: Cây lài rất dễ trồng, nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành. Khi giâm cành thì chọn những bụi lài phát triển tốt, không sâu bệnh. Trên những dây “lươn” bò ngang hoặc đứng, khoảng cách giữa các mắt lá gần nhau, dùng dao sắc cắt xéo thành những hom dài 15 - 20cm (3 đốt lá). Sau khi cắt khoảng 3 - 4 giờ, mặt cắt đã se lại, lúc này đem giâm hom vào bầu (hoặc trên mặt luống). Bầu gồm có đất mùn tơi xốp, trộn với phân chuồng hoai mục và tro trấu theo tỷ lệ 2:1:1. Sau đó cần thường xuyên tưới đủ ẩm cho hom nhanh ra rễ. Nên làm giàn che, chăm sóc khoảng 4 - 5 tháng, khi cây có chiều cao 15 - 20cm, lá ổn định thì đem trồng ra ruộng.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
* Thời vụ trồng: Lài có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng trước và sau mùa mưa.
* Chuẩn bị hố trồng và cách trồng: Đào hố trước khi trồng 1 tuần, hố có kích thước 30 x 30 x 30 cm. Sau đó cho vào hố 1kg phân hữu cơ (đã được ủ hoai với nấm Trichoderma), 0,2kg lân và kali trộn đều với lớp đất mặt cho vào hố trồng.
Khi trồng, dùng cuốc móc đất lên và đặt bầu cây giống vào giữa, dùng dao cắt đáy bầu, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nylon lên và lấp đất kín phần cổ rễ. Trồng xong thì tưới đẫm và thường xuyên tưới đủ ẩm để lài sinh trưởng, phát triển tốt.

Khi cây lài còn nhỏ, cần tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.

* Tưới và tiêu nước: Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho lài, vào mùa mưa cần thoát nước vào những tháng mưa nhiều, tránh ngập kéo dài sẽ dễ làm cho lài bị chết úng.
* Phân bón: Tùy theo giai đoạn sinh trưởng mà bón lượng phân khác nhau.
- Sau 10 ngày cây bắt đầu bén rễ, hồi xanh thì có thể sử dụng phân Humix (15g/16l) + Hydrophos (40ml/16l); phun 2 bình 16 lít/1.000 m2), sau đó phun định kỳ 1 lần/tháng.
- Năm tháng đầu, mỗi tháng bón 5kg urê với 5kg Super lân/1.000 m2.
- Từ tháng thứ 6 trở đi bắt đầu thu hái bông, bón mỗi tháng 20kg NPK (16-16-8) và tháng sau thay bằng 20kg DAP kết hợp phun phân Humix như trên sau mỗi đợt thu hoạch bông.
* Phương pháp bón phân: Bón xung quanh gốc theo tán cây, kết hợp xới xáo, làm cỏ và phủ đất lấp phân, tránh để phân bốc hơi hoặc bị rửa trôi.
* Đốn tỉa, tạo tán: hàng năm nên tiến hành đốn tỉa để cây được thông thoáng, sẽ hạn chế được sâu bệnh và cho hoa tập trung hơn. Nếu có điều kiện thì nên tiến hành 2 đợt:
- Đợt 1 (vào tháng 5-6): tiến hành đốn tỉa, tạo tán (đốn đau) bằng cách dùng dao, kéo sắc cắt toàn bộ thân cành cách gốc 30 – 40 cm, tỉa bỏ bớt các cành già, cành khô, cành sâu bệnh, bón thúc và tưới nước đủ ẩm để cây tiếp tục cho hoa.
- Đợt 2 (vào tháng 9-10): dùng dao, kéo sắc tỉa phớt cách ở vị trí cắt đợt 1 là 30 cm; sau đó bón phân và tưới nước đầy đủ, lài sẽ cho bông nhiều vào tháng 11-12 (thời điểm lài có giá cao).
Chú ý: Chỉ tiến hành khi trời nắng và sau khi cắt tỉa phải phun một trong những loại thuốc: Carbendazim, Thiophanate Methyl, hoặc các thuốc gốc đồng, … sẽ hạn chế được bệnh chết cành và chết bụi.
* Thu hoạch: Từ khi trồng đến khi cây lài được 5 tháng tuổi nên ngắt bỏ những bông ra sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Cây lài 6 tháng tuổi thì bắt đầu cho thu hoa lứa đầu và có thể thu liên tục trong khoảng 7 - 10 năm mới phải trồng lại. Thời điểm thu hoa thường bắt đầu từ 10 giờ sáng nhưng tốt nhất là từ 3 - 6 giờ chiều vì sẽ cho nhiều hương nhất. Khi thu hoạch nên chọn hái những nụ hoa to, có màu trắng tinh như màu giấy trắng./.
                                                                                      
                                                                             KS Vũ Khắc Chung
                                                    
nguon: http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/tonghop/lists/posts/post.aspx?Source=/tonghop&Category=Tr%E1%BB%93ng+tr%E1%BB%8Dt&ItemID=85&Mode=1

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Cây Dạ Lý Hương

 
     
Cây Dạ Lý Hương hay còn gọi là Dạ Lai Hương, có nguồn gốc từ Tây Ấn mọc phổ biến ở vùng hạ nhiệt đới. Cây Dạ Lý Hương mọc thành bụi dày, gốc hóa gỗ, cành và nhánh vươn dài, sống dựa. Lá Dạ Lý Hương đơn thuôn dài cuống ngắn, mọc cách, màu xanh nhạt, nhẵn bóng. Cây Dạ Lý Hương ra hoa rất nhiều, tập hợp thành chùy ở đầu cành hay nách lá. Hoa màu trắng, thơm ngát về đêm. Cánh tràng hợp thành ống dài, trên loe thành phễu chia thành năm thùy trái xoan nhọn.

 

Cây Dạ Lý Hương rất dễ trồng thích đất hơi ẩm có pha cát, độ acit 6.6 - 7.5, cây mọc nhiều chồi khỏe và ra hoa gần như quanh năm. Cây được nhiều người ưa chuộng vì mọc dày, lá thưa, không đòi hỏi nhiều về đất trồng.

 

Cây Hoa Dạ Lý Hương có hương thơm vào ban đêm, thật ra vào đêm hay ngày, loại hoa này đều thơm cả. Có lẽ, về đêm, đa số các hoa khác đều bận .... ngủ nên không khoe hương sắc, còn Hoa Dạ Lý Hương vì sắc khiêm nhường nên đã tỏa ra hương thơm ngào ngạt để người đời biết tới mình chăng? Mùi hoa ngọt và nồng, người thích nói thơm người không thích thì chê nồng.


Cây Hoa Dạ Lý Hương còn được là nguồn cảm hứng lớn cho các thi sĩ, văn nhân Việt Nam sáng tác.

Cây hoa Dạ Lý HươngCây hoa Dạ Lý Hương
Cây hoa Dạ Lý HươngCây hoa Dạ Lý Hương
Cây hoa Dạ Lý Hương
 
QUA MÙI HƯƠNG DẠ LÝ
  Một sáng mùa Đông năm nay, tôi ra vườn xem lại hoa cảnh, bất ngờ đến đau khổ khi thấy chùm Hoa Dạ Lý Hương héo xèo sau đêm lạnh. Ôm chậu cây vào nhà mà tôi tiếc ngẩn tiếc ngơ, rồi tự trách mình sao không chú ý hay siêng năng một chút, bưng chậu hoa vào nhà mấy hôm trước để ủ ấm cho hoa, để bây giờ hoa héo như thế nầy.Tôi lại chăm sóc, tưới nước để hy vọng mấy ngày sau, cây hoa không còn sống vì bị tím tái bởi trời lạnh dưới 0 độ C chỉ một đêm trước, trở lại bình thường. Tôi hoang mang lắm khi thấy cảnh đọan trường nầy.
 
Tôi đã gắn bó với Hoa Dạ Lý Hương từ những năm dậy thì nơi quê cũ.Những đêm tối trời, hoa không tỏa hương thơm bằng những đêm trăng sáng. Đêm đêm ngồi học bên chiếc đèn dầu, thỉnh thoảng tôi nghe tiếng súng vọng từ xa, rồi tiếng súng gần lại làm tôi lo sợ. Qua chấn song cửa sổ, ánh hoả châu rọi vào sáng rực làm nỗi lo sợ tăng thêm. Đêm không trăng hay đêm đầy trăng sáng tôi đều có cảm giác cô đơn lạ lùng. Trong cảm giác ngại ngùng và khiếp sợ chiến tranh, tôi lại thấy an lòng và ấm lòng hơn qua mùi hương Dạ Lý. Tôi thường đứng lên, cao hơn tầm nhìn qua cửa sổ, nhìn những cụm hoa nhỏ li ti, đậu thành chùm, không đơn độc vì như luôn ghé sát vào nhau, tỏa một mùi hương bát ngát. Tôi nói mùi hương bát ngát chắc không sai vì mùi hương vào nhà, tỏa rộng trong một không gian không rộng mà luôn lẻ loi bởi chỉ một mình tôi trên chiếc bàn con đã cũ .Hương đậu trên vai, hương bám đầy trên tóc, hương bay vào tận bên trong, đánh thức Má tôi qua giấc ngủ ngắn, sớm, từng đêm.
 
Má tôi thường nhỏm dậy, bước ra gần bên tôi và thường hỏi một câu lấy lệ: Dạ Lý Hương nở rồi hả con? Má nghe mùi hương …, rồi Má vào ngủ lại. Im lìm, không xao động, không suy tư, tôi nghe mùi hương bay ra rồi trở lại, đi xa rồi quay lai gần. Trong mùi hương đó tôi an lòng ngồi xuống bàn, lật sách vỡ ra và ôn thi cuối cấp 2.
Tôi nhớ rất rõ, không sai một ly, chính Má tôi đã trồng cây hoa đó. Má xin ở đâu không biết, đem về trồng ngay cửa sổ, bên ngoài bàn học của tôi và nói vui: Khi nào hoa nở là con thi đậu, biết đâu mùi hương làm con tỉnh táo lúc học bài. Mùa Xuân qua đi, mùa Hè trở lại, cây Hoa Dạ Lý lớn thêm, đẹp và dễ thương như người con gái dậy thì mới tắm xong, giản đị cầm cây lược chải tóc và mỉm cười trước tấm gương con. Qua gần ba tháng gần gũi với hương hoa, gần một năm ôn tập tôi thi đậu. Má tôi mừng lắm vì năm đó đề thi khó khăn hơn các năm trước, nên ít người thi đậu như tôi.
Từ đó, khi tôi cầm cái chứng chỉ (tạm thay bằng), tôi lại nhớ thật sâu mùi hương cũ. Mỗi lần thấy Má tưới nước cho hoa, tôi lại miên man một ý nghĩ ngộ nghĩnh là Má tưới cho cuộc đời mình thêm xanh, thêm mát. Rồi tôi lên tỉnh học, bỏ lại cây Hoa Dạ Lý đơn độc một mình những đêm tối trời hay những đêm đầy trăng có tiếng súng đêm và lâu lâu có ánh hỏa châu rọi qua cửa sổ. Má tôi nói hình như ngày con đi, cây Dạ Lý Hương coi bộ cũng buồn mà như héo dần đi dù Má tưới siêng hơn nhiều lắm! Cô bạn hàng xóm mới tuổi mười ba mà cũng xí xọn chen vô: Chắc Hoa Dạ Lý nhớ anh mà! Tiếc quá, hoa nầy không ép được. Nếu ép, được em sẽ ép gởi anh một tràng luôn! Trong tận đáy lòng, những câu nói đùa của Má tôi, hay câu trêu ghẹo của người em hàng xóm cứ làm tôi thơ thẩn mãi. Tôi lên tỉnh học, trọ trong căn phố nhỏ, có cửa sổ sáu chấn song dọc, giống y như cửa sổ nhà tôi , nhưng không có mùi hoa Dạ Lý. Những đêm trăng sáng, tôi đứng lên, cũng cao hơn tầm nhìn lúc ngồi, nhớ về một loài hoa đã đưa tôi vào một rừng kỷ niệm mà khi đã lạc vài rồi thì khó bề trở ra bình yên. Tôi như bị trọng thương khi nhớ về loại hoa nầy: hoa nhỏ thành chùm, hương bay ngào ngạt những đêm trăng sáng mùa Hè!
Mùa hè có tiếng ve, có màu Phượng đỏ, nhưng không để lại trong tôi những kỷ niệm đầy tràn, ngập ứ như hoa Dạ Lý, bởi trong đó có gương mặt Má tôi, có bàn tay của Người tưới nước mỗi chiều và có hàm răng trắng có hai chiếc khễnh của cô bạn hàng xóm cười trêu tôi mỗi khi nhắc về cây hoa Dạ Lý.
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.Tôi không còn nghĩ nhiều về Dạ Lý bởi tôi tất bật với nợ nần cuộc sống. Tôi không quên và chắc không bao giờ quên, nhưng tôi không còn nặng lòng với mùi hoa cũ, cả khi hay tin cô bạn hàng xóm lúc theo chồng cứ đòi cho được một chùm hoa Dạ Lý trong lẵng hoa cô dâu. Trong tôi, hương Dạ Lý không bay mất, nhưng không hiện ra, không dẫn tôi vào rừng kỷ niệm như ngày trước.
Cho đến đêm tôi ra phi trường, chờ đợi máy bay cất cánh đưa tôi về một nơi xa lạ ở chốn quê người, trong tiếng lao xao cười nói và từ giã nhau, bỗng Má tôi hỏi, qua bên đó có Dạ Lý Hương không con? Tôi như bị ai đâm một nhát dao bên lưng, bên phải, nơi Má tôi đứng. Tôi hoang mang và như bị nghẹn, không biết nữa, Má à! Má tôi thêm: tội nghiệp con nhỏ, nó thương con lắm, hồi đám cưới, nó đòi cho được hoa Dạ Lý Hương ..., cũng may, nó có hai con rồi, hạnh phúc! Tôi như không nghe được gì nữa ! Tôi phang một câu lãng xẹt, cũng may, phần cuối Má tôi nghe rõ,Kệ nó Má ơi! Con chỉ nhớ Má khi có và khi không có Dạ Lý Hương thôi ...
Qua bên nầy, tưởng tôi quên bẵng vụ Dạ Lý Hương rồi vì mới qua đây hơn một năm thì Má tôi mất ở quê nhà. Một người bạn về Việt Nam, không biết khéo léo lẩn tránh thế nào mà mang đươc qua chừng mười hột hoa Dạ Lý trong túi an toàn. Chị hào phóng cho tôi đúng ba hột gọi là chút kỷ niệm quê huơng . Tôi gieo hột mà thầm vái Má phù hộ cho hoa Dạ Lý nẩy mầm thành cây hoa lớn. Lời khẩn cầu có hiệu quả nên tôi được hai cây. Tôi trồng hoa trong chậu, để cạnh cửa sổ để những đêm sáng trăng, mùa Hè, tôi lại nghe mùi hương cũ, trong đó có Má tôi cặm cụi tưới nước và có hàm răng con nhỏ nhà bên trắng bơng, cười nửa miệng. Mỗi mùa Đông đến, tôi vẫn mang hai chậu hoa vào nơi kín đáo để tránh hơi lạnh và sương muối làm chết cây!
Thế mà hôm qua, tôi quên một chút và chỉ một đêm ở ngoài trời, cây hoa Dạ Lý không còn nữa! Hoa Dạ Lý tôi có thể bỏ công tìm lại được, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, tồi thấy như mình phạm một lỗi lầm to tát với Má tôi, Người đã ươm hoa trong lòng tôi, nuôi nấng, dạy dỗ, an ủi khuyến khích tôi qua mùi hương Dạ Lý, từ khi tôi mới lớn trong nước đến khi tuổi sắp về chiều, ở một nơi xa bên ngoài Tổ quốc.
Mùa hè nầy nhất định Dạ Lý Hương sẽ nở bên khung cửa sổ và tỏa ngát hương trong lòng tôi .
TRẦN KIÊU BẠC
   nguon:      

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

DANH NHÂN NƯỚC VIỆT: HAI BÀ TRƯNG

  DANH NHÂN NƯỚC VIỆT

GƯƠNG HAI VỊ NỮ ANH HÙNG DÂN TỘC :

 HAI BÀ TRƯNG


Giáp bạc yên vàng giục giã cương,

Cờ bay kiếm bạt dậy sa trường.

Long thành [1] gót ngọc an bờ cõi,

Nam quốc má hồng định nghiệp vương.

Nợ nước duyên chồng thề một dạ,

Tình em nghĩa chị nguyện chung đường.

Ngàn thu gái Việt còn kiêu hãnh,

Má phấn muôn đời tõa sắc hương
Dương Lam

vophubong


-------------------------------------------------------------

GHI CHU

[1] Long thành [thành Long biên địa danh Hà nội thời bấy giờ]

-------------------------------------
BAI DOC THEM

Bà Trưng quê ở Châu Phong 
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên [3]
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Chị em thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn...

[Việt nam Quốc sữ diễn ca]

--------------------------------------------------------------------------------- 

HAI BÀ TRƯNG [bai hai]




Đất Việt muôn đời tỏa sắc hương, 

Sử xanh bao kẻ vẫn am tường. 

Thù chồng đuổi giặc lên ngôi báu, 

Gầy dựng cơ đồ dấy nghiệp vương .

Má phấn ngàn thu ngời khí tiết, [**]

Trụ đồng một thuở bóng tà dương. [***]

Hát Giang chiến tích còn ghi nhớ, 

Công đức Hai Bà mãi tiếc thương… 

vophubong

Notes:

-------------------------------------------------------------------------

BÀ Trưng Trắc sinh năm Giáp Tuất (năm 14 sau Tây Lịch), quê ở Mê Linh (Yên Lãng, Phúc Yên nay thuộc vùng Hạ Lôi, Yên Lãng, Vĩnh Phúc . Năm 39,Thái thú nhà Hán Tô Định giết Thi Sách là chồng bà. Vừa thù nhà, nợ nước, nên Bà với em là Trưng Nhị chiêu binh mãi mã ,phất cờ khởi nghĩa đánh quân nhà Hán.. Dưới bóng cờ nương tử, nghĩa binh Mê Linh phá quận nhà Hán, ngày càng có thêm nhiều đoàn quân từ các nơi đổ về dưới bóng cờ khởi nghĩa .Chẳng bao lâu, quân của Hai Bà hạ được tất cả 65 thành, Tô Định khiếp sợ, chạy trốn vê Nam Hải .Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, tự xưng là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh chấm dứt 150 năm Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước Tây Lịch đến 39 sau Tây Lịch)..

[**] Tháng Chạp, năm 41, vua Hán Quang Võ phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, mang đại quân sang đánh. Trận kịch chiến dữ dội giữa quân của Mã Viện với dân binh do Trư­ng Nữ Vương thống lĩnh đã diễn ra ở Lăng Bạc (Đông Triều - Yên Phong, Hà Bắc). Quân Mã Viện đóng trên các triền đất cao giữa vùng Lãng Bạc bị Trư­ng Nữ Vư­ơng đem quân tới chận đánh. Trận chiến đầu tiên với đạo quân của Mã Viện đã mang lại thắng lợi nhưng quân của hai Bà cũng đã hy sinh quá nhiều; trước tình thế đó, Trư­ng Nữ Vư­ơng thu quân về giữ Cấm Khê (Hà Nội - Quốc Oai - Hà Tây). Mã Viện xin tăng cường thêm quân rồi tiếp tục kéo binh huyết chiến .Trận thư hùng lại xảy ra, máu chảy đỏ cả sông Hồng . Qua những trận giao chiến với quân địch, hàng vạn quân dân Việt đã bị giết và bị bắt. Quyết chống trả với quân giặc đến cùng, Trưng Nữ Vương phải bỏ Cấm Khê lui quân về Hát Giang, nơi đây vì quân ít, thế cô và cùng đường, không muốn rơi vào tay quân địch Hai Bà bèn gieo mình xuống sông tự vận để bảo toàn khí tiết. Đó là ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão (năm 43). Theo sử Việt , Hai Bà hưởng dương 29 tuổi. [Má phấn ngàn thu ngời khí tiết…]

[***] Mã Viện đem quân về đóng ở Mê Linh, dựng trụ đồng , khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” để ghi công và đe dọa người Giao chỉ…
[ Đó thật là : “Má phấn ngàn thu ngời khí tiết .Trụ đồng một thuở bóng tà dương”…[thơ Dương Lam vophubong]
 Danh tiếng, khí tiết Hai Bà ngàn xưa còn đó, mà trụ đồng của tên giặc Tàu Mã viện đã đi về đâu???


 

 

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH BẠN


VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH BẠN
  


 


 

Trời mây xanh ngắt cõi bao la
Thoắt đó mà nay tuổi đã già.
Tóc bạc chưa tròn câu chuyện cũ, 

Dặm hồng đã mõi vó câu xa .
Nước non nghĩa nặng lời son sắt ,
Bè bạn tình thâm ý đậm đà .
Rượu một bầu,thơ trăng một túi,
Cùng vui xướng họa để ngâm nga .

2

Cùng vui xướng họa để ngâm nga
Một
cõi trời thơ bạn
với ta.
Nắng Hạ ngàn năm còn gội thắm ,
Mưa Xuân muôn thuở vẫn chan hòa .
Đất trời vũ trụ đường thong thả ,
Danh lợi trần ai chẳng bận ta ,




Nhắp chén trà xanh câu chuyện cổ,
Ngàn năm âu chẳng có chi là .

3

Ngàn năm âu chẳng có chi là,
Thơ rượu bên trời vỗ nhịp ca.
Aỉ bắc sương khuya còn lãng đãng
Trời nam mây sớm cũng la đà.




Cung vàng cỏ mọc bao năm cũ,
Điện ngọc rêu mờ mấy dặm qua.
Một gánh càn khôn lưng chửa mõi,
Tình thơ lai láng giữa trăng tà.


4

Tình thơ lai láng giữa trăng tà,
Đãi bạn bày cờ thưởng thức hoa.
Mã đội pháo đầu -công chớ thủ,
Xa hoành sĩ gát  - để coi nhà.
Bồ đào Cây Lý bạn ưa thích,
http://www.ruoudegoden.com/images/Products/sclue96nkz5713f.jpg

Rượu Đế Gò đen thiệt ý ta.
Bè bạn bao năm rồi gặp lại.
Uống say một bữa để vui mà.

5

Uống say một bữa để vui mà,
Văng vẵng đâu đây tiếng gọi la,
Có phải tên reo ngoài Aỉ bắc?
Hay quân giặc lấn chiếm Trường sa?...


“Thất phu hữu trách” lời cha dặn,
“Tổ quốc lâm nguy” mẹ giữ nhà.
Lữa dậy Đằng giang chôn Thát đát,
Ai còn mê mãi khúc cuồng ca ?

6

Ai còn mê mãi khúc cuồng ca ?
Hãy dậy mà đi cứu nước nhà.
Kiếm nữ nhi bêu đầu quĩ dữ,
Gươm anh hùng bạt viá quần ma.


Giang sơn đất Việt ngời tươi sáng,
Tổ quốc trời Nam rạng chói lòa.
 Ta kẻ tài hèn thêm trí mọn,
Xin cùng góp sức dẹp can qua.

7

Xin cùng góp sức dẹp can qua,
Một cắc một đồng cũng bỏ ra.
Chẳng ngại thuyền to cùng tiến bước,
Đừng lo sóng dữ cứ xông pha.
Giặc đương háo thắng nên ham chiến,
Ta  dụng mưu cao giữ thế hòa.
Chờ địch vô tròng ta tóm bắt
Địch ngồi như một lũ tà ma…

  
8   

     Địch ngồi như một lũ tà ma…
 Bỏ thói ngông cuồng hiếp đáp ta.
 
Cận cảnh hàng không mẫu hạm Liêu Ninh - Trung Quốc  1


Địch cậy tàu- hàng -không -mẫu -hạm
Ta nhờ hỏa -tiển -bắn -tắm -xa






 
                                             Biển Đông rực sáng dòng sông lữa,
Gió Bắc vùi thây bọn ác tà,
Bỏ tật nghênh ngang bành với trướng .
Núi sông trở lại cảnh an hòa.

9

Núi sông trở lại cảnh an hòa,
Khắp xóm thôn làng rộn tiếng ca,
Em bé tung tăng bên luống cải.
Bà vui ca hát với nương cà.

Cánh cò lơi lã trong sương sớm,
Đàn nghé thong dong bãi cỏ xa.


 
Chú mục đồng nghêu ngao sáo thổi,
Vi vu trong gió tiếng nghê à !.

10

Vi vu trong gió tiếng nghé à.!
Cạnh suối bên dòng nước chảy ra,
Sơn nữ mơ màng yên lặng hát, 

 
Bên chàng lãng tử ngắm mây xa.
Thôn làng quê cũ càng xinh đẹp,
Phố xá ngày xuân rực rỡ hoa.
Ông lão ngày vui thêm tuổi thọ,
Chàng trai thương vợ hát ngân nga.

11

Chàng trai thương vợ hát ngân nga,
 Mặt biển chiều hôm sóng gợn xa.
 Một cánh bườm xanh căng gió thổi,
 

  Mấy vầng mây trắng thoảng bay qua.

Chín chiều ruột thắt thương quê mẹ,

Một tấc lòng son nhớ đất cha .
 
Lòng thấy QUÊ HƯƠNG bao xiếc đẹp,
 

NGÀN NĂM MƯA THUẬN GIÓ CHAN HÒA


 
voduonghonglam
[vophubong ]