TOTAL VIEWS_TONG SO KHACH VIENG THAM

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2022

TRẦN BÌNH TRỌNG

 Gương danh nhân:


"Thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc:"...

TRẦN BÌNH TRỌNG



 
Trời Nam anh kiệt dậy uy danh
Bình Trọng ngày xưa rạng sử xanh
Đà- Mạc chặn thù ngăn Thát Đát
Thiên -Trường phò chúa giúp Vua Trần 


“Làm vương đất Bắc?”- sống ô nhục ?...
“...Thà quỷ nước Nam “- chết hiển vinh...
  Mắng giặc núi rừng vang dội tiếng
Hùm thiêng thất thế vẫn oai linh...

voduonghonglam[vophubong]

-------------------------------------------------------------------------------

BÀI ĐỌC CHI TIẾT

Trần Bình Trọng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trần Bình Trọng (chữ Hán: 陳平仲, 1259[1] - 1285) là danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc[2][3], được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương.

Xuất thân

Trần Bình Trọng thuộc dòng dõi Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn quê gốc ở vùng nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa[1], sinh ở xã Bảo Thái, nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam[cần dẫn nguồn]. Vợ Trần Bình Trọng là công chúa Thụy Bảo (Thụy Bảo đã có một đời chồng trước là Uy Văn Vương Toại). Sau này, con gái của Trần Bình Trọng, Chiêu Hiến Hoàng thái hậu, là mẹ của Trần Minh Tông, vua thứ năm triều Trần. Sử sách không ghi chép cha mẹ ông là ai. Tuy nhiên, có tài liệu nói phụ thân ông là danh tướng thời Trần Thái Tông là Lê Phụ Trần. Lê Phụ Trần lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, nên được vua gả công chúa Chiêu Thánh cho.

Trận đánh chiến lược

Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên-Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt, ít hơn và không quen chiến trận. Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về Thăng Long, nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên.
Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và hai vua Trần giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết.
Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến khi kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Anh dũng hy sinh
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:

Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi[5][6].

Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như lịch sử Việt Nam nói chung, trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng[7] năm Ất Dậu (26-2-1285)?[8][9], còn Đại Việt Sử ký Toàn thư (Bản kỷ quyển 5) và Khâm định Việt sử thông giám Cương mục (Chính biên quyển thứ 7) đều chép là tháng 2 (âm lịch) năm 1285. Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi.

Đánh giá

Trần Bình Trọng được các sử gia đời sau đánh giá rất cao vì lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm, trở thành một ví dụ điển hình cho các cuộc kháng chiến chống phương Bắc sau này.
Hiện nay ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có những con đường mang tên ông. Tên Trần Bình Trọng còn được lấy đặt cho nhiều địa danh khác trên khắp Việt Nam.
Trong các tác phẩm văn học
Có hai bài thơ nổi tiếng viết về Trần Bình Trọng của Trần Tuấn Khải và Phan Kế Bính.
Nội dung bài thơ của Phan Kế Bính như sau:

Giỏi thay Trần Bình Trọng!
Dòng dõi Lê Đại Hành.
Đánh giặc dư tài mạnh,
Thờ vua một tiết trung.
Bắc vương sống mà nhục,
Nam quỷ thác cũng vinh.
Cứng cỏi lòng trung nghĩa.
Ngàn thu tỏ đại danh.

Ngoài ra, còn có một tiểu thuyết, Bên bờ Thiên Mạc, của nhà văn Hà Ân viết về Trần Bình Trọng và trận đánh của ông.

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

GƯƠNG DANH NHÂN NƯỚC VIỆT:BÀ TRIỆU ẨU : TRIỆU THỊ TRINH

 

GƯƠNG DANH NHÂN NƯỚC VIỆT

 



Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta"

Đạp cơn sóng dữ quậy ngông cuồng
Chém cá tràng kình dậy biển Đông
  Giúp nuớc xây nhà xua giặc mạnh
  
Dương cờ khởi nghĩa dựng binh hùng

 Bồ Điền[ 1] giữa trận so đao kiếm
Gái Việt bên trời lập chiến công
Nữ tướng Nhụy Kiều danh nỗi tiếng [2]
Ngàn sau rạng rỡ giống Tiên-Rồng.
 

                                                            voduonghonglam[vophubong]

  ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Chú thích:
[1] Bồ- Điền : căn cứ địa xảy ra những trận chiến quyết liệt
 [Bồ Điền giữa trận so đao kiếm] giữa quân Bà và quân Ngô... 
 
[2]  Nhụy Kiều : Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa.
--------------------------------------------------------------
===================================================================
 
Notes:  Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248)
(Bà Triệu)

Cuộc đời và sự nghiệp

Tượng Bà Triệu tại đền thờ trên núi Nưa thuộc thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa.

Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (8 tháng 11 năm 226)[1] tại miền núi Quan Yên (hay Quân Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Khi cha bà hỏi về chí hướng mai sau, tuy còn ít tuổi, bà đã rắn rỏi thưa: “Lớn lên con sẽ đi đánh giặc như bà Trưng TrắcTrưng Nhị”. Cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng[2] ở Quan Yên.

Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến năm 19 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt,[3] bà giết chị dâu rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc các thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, xã Mậu Lâm huyện Như Thanh, xã Trung Thành huyện Nông Cống, Thanh Hóa), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.

Mùa xuân năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại. Lúc đầu, anh bà không tán thành nhưng sau chịu nghe theo ý kiến của em.

Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm huyện trị Tư Phố[4] nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.

Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời.[5] Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Bà đã phối hợp với ba anh em họ Lý ở Bồ Điền đánh chiếm các vùng đất còn lại ở phía Bắc Thanh Hóa ngày nay, đồng thời xây dựng tuyến phòng thủ từ vùng căn cứ Bồ Điền đến cửa biển Thần Phù (Nga SơnThanh Hoá) để ngăn chặn viện binh của giặc Ngô theo đường biển tấn công từ phía Bắc. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng một ngà[6] và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Quân Bà đi đến đâu cũng được dân chúng hưởng ứng, khiến quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Triệu đánh giặc. Để chia rẽ nghĩa quân, giặc đã xảo quyệt phong cho Bà Triệu đến chức Lệ Hải Bà Vương (nữ vương xinh đẹp của vùng ven biển), song Bà không một chút xao động. Để mua chuộc Bà Triệu, giặc bí mật sai tay chân thân tín tới gặp và hứa sẽ cung cấp cho Bà thật nhiều tiền bạc, song, Bà cũng chẳng chút tơ hào. Sau nhiều trận trực tiếp đối địch và cũng là hơn nhiều trận liên tiếp chịu nhiều thất bại đau đớn, hễ nghe tới việc phải đi đàn áp Bà Triệu là binh lính giặc lại lo lắng đến kinh hồn bạt vía. Tương truyền, quân Ngô khiếp uy dũng của Bà Triệu nên phải thốt lên rằng:

Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.

Dịch:

Múa giáo đánh cọp dễ,
Đối mặt Vua Bà thì thực khó.

Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh,[7] vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm Thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu úy, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.

Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền.[8] Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.

Đền Bà Triệu tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu LộcThanh Hóa.

Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm, sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.[9]

Cách nơi  mất không xa, trên núi Gai ngay sát quốc lộ 1A (đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, cách thành phố Thanh Hóa 18 km về phía Bắc) là đền thờ . Hằng năm, vào ngày 21 tháng 2 (âm lịch), người dân trong vùng vẫn tổ chức làm lễ giỗ bà.




Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 263[11], khi Lã Hưng giết thứ sử Tôn Tư và dâng các châu cho Tào Ngụy, sau này là nhà Tấn.

Bà Triệu – Wikipedia tiếng Việt


Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

BA TRIEU AU

 GƯƠNG DANH NHÂN NƯỚC VIỆT



 
 [nguon:internet:]
 

Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta"


 
Đạp cơn sóng dữ quậy ngông cuồng
Chém cá tràng kình dậy biển Đông

  Giúp nuớc xây nhà xua giặc mạnh
  
Dương cờ khởi nghĩa dựng binh hùng

 Bồ Điền[ 1] giữa trận so đao kiếm
Gái Việt bên trời lập chiến công
Nữ tướng Nhụy Kiều danh nỗi tiếng [2]
Ngàn sau rạng rỡ giống Tiên-Rồng.
 
                                                            Duong Lam

  --------------------------------
    Chú thích:
[1] Bồ- Điền : căn cứ địa xảy ra những trận chiến quyết liệt [Bồ Điền giữa trận so đao kiếm] giữa quân Bà và quân Ngô... 
 
[2]  Nhụy Kiều : Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa.
--------------------------------------------------------------
===================================================================
 
Notes:  Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248)
(Bà Triệu)

Cuộc đời và sự nghiệp

Tượng Bà Triệu tại đền thờ trên núi Nưa thuộc thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa.

Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (8 tháng 11 năm 226)[1] tại miền núi Quan Yên (hay Quân Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Khi cha bà hỏi về chí hướng mai sau, tuy còn ít tuổi, bà đã rắn rỏi thưa: “Lớn lên con sẽ đi đánh giặc như bà Trưng TrắcTrưng Nhị”. Cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng[2] ở Quan Yên.

Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến năm 19 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt,[3] bà giết chị dâu rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc các thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, xã Mậu Lâm huyện Như Thanh, xã Trung Thành huyện Nông Cống, Thanh Hóa), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.

Mùa xuân năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại. Lúc đầu, anh bà không tán thành nhưng sau chịu nghe theo ý kiến của em.

Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm huyện trị Tư Phố[4] nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.

Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời.[5] Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Bà đã phối hợp với ba anh em họ Lý ở Bồ Điền đánh chiếm các vùng đất còn lại ở phía Bắc Thanh Hóa ngày nay, đồng thời xây dựng tuyến phòng thủ từ vùng căn cứ Bồ Điền đến cửa biển Thần Phù (Nga SơnThanh Hoá) để ngăn chặn viện binh của giặc Ngô theo đường biển tấn công từ phía Bắc. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng một ngà[6] và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Quân Bà đi đến đâu cũng được dân chúng hưởng ứng, khiến quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Triệu đánh giặc. Để chia rẽ nghĩa quân, giặc đã xảo quyệt phong cho Bà Triệu đến chức Lệ Hải Bà Vương (nữ vương xinh đẹp của vùng ven biển), song Bà không một chút xao động. Để mua chuộc Bà Triệu, giặc bí mật sai tay chân thân tín tới gặp và hứa sẽ cung cấp cho Bà thật nhiều tiền bạc, song, Bà cũng chẳng chút tơ hào. Sau nhiều trận trực tiếp đối địch và cũng là hơn nhiều trận liên tiếp chịu nhiều thất bại đau đớn, hễ nghe tới việc phải đi đàn áp Bà Triệu là binh lính giặc lại lo lắng đến kinh hồn bạt vía. Tương truyền, quân Ngô khiếp uy dũng của Bà Triệu nên phải thốt lên rằng:

Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.

Dịch:

Múa giáo đánh cọp dễ,
Đối mặt Vua Bà thì thực khó.

Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh,[7] vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm Thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu úy, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.

Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền.[8] Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.

Đền Bà Triệu tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu LộcThanh Hóa.

Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm, sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.[9]

Cách nơi  mất không xa, trên núi Gai ngay sát quốc lộ 1A (đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, cách thành phố Thanh Hóa 18 km về phía Bắc) là đền thờ . Hằng năm, vào ngày 21 tháng 2 (âm lịch), người dân trong vùng vẫn tổ chức làm lễ giỗ bà.




Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 263[11], khi Lã Hưng giết thứ sử Tôn Tư và dâng các châu cho Tào Ngụy, sau này là nhà Tấn.

Bà Triệu – Wikipedia tiếng Việt


Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

AUDIO BOOKS

 

MÓN QUÀ DÀNH CHO QUÝ VỊ CAO NIÊN, MẮT KÉM: 
AUDIO BOOKS
Click ngay các hàng tựa  đề màu xanh để trực tiếp mở  tùy chọn .
 
 
Hơn Nửa Đời Hư (Vương Hồng Sển) (4-Apr-2013)
Đường Tự Do Saigon (Nhã Ca) (4-Apr-2013)
Cánh Đồng Bất Tận (Nguyễn Ngọc Tư) (4-Apr-2013)
Nắng Thu (Nhất Linh) (4-Apr-2013)
Tru Tiên (Tiêu Đỉnh)   26-Mar-2013
Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà (Victor Hugo)   26-Mar-2013
Tiểu Thuyết Hồ Biểu Chánh (5 quyển)   26-Mar-2013
o  Bạch Mã Khiếu Tây Phong (Kim Dung) 26-Mar-2013
o   Sở Lưu Hương (Cổ Long)
o   Những Người Thích Đùa (Azit Nezin)
o   Bố Già (Mario Puzo, Ngoc Thu Lang). ị chọn.
 
 
 
o   Tiểu Thuyết Quỳnh Dao (Bóng Hoàng Hôn, Em là Canh Hoa Rơi, Hoàn Châu Công Chúa, Tam Độ Mai, Xóm Vắng)
o   Thần Điêu Hiệp Lữ (Kim Dung)
o    Hiệp Khách Hành (Kim Dung)
o    Âm Thanh và Ngôn Từ (Thế Ngữ Trần Như Vĩnh Lạc) đài VOVN Houston Texas
o    Papillon, Người Tù Khổ Sai (Henri Charrière)
o    Không Gia Đình (Hector Malot)
o    139 Chuyện ngắn do Sơn Huy và Thục Quyên đọc trên đài Radio VOVN (Houston Texas)
o    Tế Điên Hòa Thượng (Cu sĩ Khánh Vân)
o    Quê Hương Mến Yêu (Radio VOVN Houston)
o    Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa (audiobook)
o    Tam Quốc Diễn Nghĩa (film audio track)
o    Liêu Trai Chí Dị (Bồ Tùng Linh)
o    Bảy Mươi Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000) SBS radio (Úc Châu) do Hoài Nam biên soạn
o    Chương Trình Có Những Niềm Riêng Hồng Khuê (Radio VOVN Houston Texas)
o    Chương trình Thơ Nhạc Bích Huyền (9-Feb-2013 thêm 50 chương trình Thơ Nhạc của Bích Huyển trên đài VOA)
o    Tuyển tập truyện ngắn Quê Mẹ (Thanh Tịnh), Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười (Nguyễn Hiến Lê)
o    Những Ngày Thơ Ấu (Nguyên Hồng),
o    Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)
o    Lạnh Lùng (Nhất Linh)
    Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân)