TOTAL VIEWS_TONG SO KHACH VIENG THAM

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Lá thư Pleime

 

Lá thư Pleime

Tác giả: 

Tao được thơ mày cả tháng nay
Hành quân liên tiếp suốt đêm ngày
Lưng không rời giáp, tay rời súng
Liên lạc thì không có máy bay

Tao vẫn luôn luôn nhớ tụi mày
Nhớ Sài Gòn đẹp nắng vàng hây
Nhớ đường Lê Lợi ngập hoa nắng
Nhớ ngõ Tam Đa tà áo bay

Pleime suốt tháng mưa dầm dề
Mày ơi, thèm quá khói cà phê
Thèm tô phở tái thơm chanh ớt
Thèm rót bọt đầy một cốc bia

Sài Gòn mày vẫn xem phim chưởng?
Băng nhựa còn thu nhạc Khánh Ly?
Những chiều thứ bảy còn đi nhót?
Hay lén ông già nhậu whisky?

Hôm qua thằng Tiến dẫn quân ngang
Giữa rừng gặp bạn mừng hơn vàng
Ôm nhau, hai đứa cười ha hả
Râu tóc bù xù như cái bang

Mày nghĩ, đã lâu không được tắm
Hành quân liên tiếp giữa rừng già
Ăn thì gạo sấy nhai qua bữa
Tối ngủ nằm sương lạnh cắt da

Hôm qua địch pháo giữa ban ngày
Tao bị thương xoàng ở bả vai
Mảnh đạn còn ghim trong thớ thịt
Mày đừng có nói mẹ tao hay

Mẹ tao chỉ muốn tao quanh quẩn
Lính kiểng châu thành, lính phất phơ
Mày nghĩ, tụi mình như cánh gió
Ai đi nhốt gió được bao giờ?

Những đêm biên cảnh sống xa nhà
Cũng thấy đôi lần nhớ xót xa
Cũng có đôi lần tao muốn khóc
Muốn về thăm mẹ… thế nhưng mà…

Thôi nhé, thư sau tao viết tiếp
Trực thăng đã đáp trong vòng đai
Tản thương lính đã đưa lên đủ
Tao viết thơ này vội gởi ngay.1

  1. Bài thơ này vốn là một lá thư của thiếu úy biệt động dù Việt Nam Cộng Hòa Lê Anh Thái, con trai nhà thơ Anh Tuyến. Lê Anh Thái viết thư tại cứ địa Pleime, nhưng chưa kịp gửi thì đã phải chuyển quân về Quảng Trị và tử trận tại đây. [↩]

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU [1789]

 BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU [1789]    

 
Như mơ ngày Tết xuân năm ấy
Nguyễn Huệ oai hùng giữa núi sông. 
 


 Áo trận thơm nồng xuân Kỷ Dậu,
Giáp bào rạng rỡ đất Thăng Long. 
Trời Nam Lừng Lẫy Trang Hào Kiệt,
                                             Sử Việt Vang Danh Giống Lạc Hồng.
                                            Thắp nén hương lòng dâng Tổ Quốc,
                                            KHÓI TRẦM LỘNG GIÓ QUYỆN TRỜI ĐÔNG...
                                             Dương Lam[vophubong]

                                                ----------------------------------------------

Chu thich: Chiến thắng XUÂN KỶ DẬU (1789)

Bài chi tiết: Trận Ngọc Hồi - Đống Đa, Trận Hà Hồi, Trận Ngọc Hồi, Trận Đống Đa, và Trận Thăng Long

Thần tốc bắc tiến

 
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa

Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế nhà Thanh là Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.

Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm,[41][42] Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh.[43]

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.
Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn,[44][45] tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Tôn Sĩ Nghị coi thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các tướng của Chiêu Thống thì có lo đôi phần, hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh Tây Sơn.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.

Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.

Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn,[46] có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.

Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.[47] Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.[48][49]

Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân.

Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó trong một bài thơ:


Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương

Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh

Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"

[nguồn Wikipedia]

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

QUA DEO HAI VAN

 Đường đi uốn khúc lại loanh quanh

Gió giỡn đùa trêu khách lữ hành.

Sương trắng mơ màng in sóng biếc

Mây hồng lờ lững quyện trời xanh.

Đồi cao đât mọc cây chen chúc,

Núi thấp trời xây đá gập ghềnh.

Vạn dặm nước non tình chẳng cách,

Hải -Vân- Quan đó nức thơm danh.

voduonghonglam[vophubong]

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

TƯƠNG TƯ MÙA THU

                                                                               Sông trăng từ độ đề thơ,  

                                      Thuyền trăng em có bao giờ đi qua

Tình trăng em có thiết tha,
Thơ trăng em có thềm hoa thẩn thờ ?


Mốt mai dẫu có bao giờ,
Thềm trăng chờ đợi người thơ chạnh lòng
.
 
Yêu nhau thương nhớ vô cùng,
Xa em vạn dặm muôn trùng chẳng xa.
 
[trích TƯƠNG TƯ MÙA THU,trường ca lục bát, Dương Lam.-vophubong]
 
 

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

QUA ĐÈO HẢI VÂN

 QUA ĐÈO HẢI VÂN


Đường đi uốn khúc lại loanh quanh

Gió giỡn đùa trêu khách lữ hành.

Sương trắng mơ màng vờn sóng biếc

Mây hồng lờ lững quyện trời xanh.


Lên đèo đất mọc cây chen chúc,


Xuống núi trời xây đá gập ghềnh.


Phong cảnh muôn người đều tấm tắc,


Hải Vân quan đó - nức thơm danh.


voduonghonglam[vophubong]

Qua deo Hai Van

Đường đi uốn khúc lại loanh quanh

Gió giỡn  đùa trêu khách lữ hành.

Sương trắng mơ màng in nước biếc

Mây hồng lờ lững quyện trời xanh.

Lên cao đât mọc cây chen chúc,

Xuống thấp trời xây đá gập ghềnh.

Vạn dặm quan san đường chẳng cách,

Hải -Vân- Quan đó nức thơm danh.


voduonghonglam[vophubong]


Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

QUA ĐÈO HẢI VÂN

 QUA ĐÈO HẢI VÂN


Đường lên uốn khúc lại loanh quanh
Mây giỡn đùa trêu khách lữ hành.
Sương trắng mơ màng vờn sóng biếc'
Mây hồng lờ lững quyện trời xanh.
Lên đèo đừng ngại đèo quanh quất,
Xuống núi đừng than núi gập ghềnh.
Ai đến kinh thành mà chẳng ghé,
Hải Vân quan ải nức thời danh.

voduonghonglam[vophubong]

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

HOA HỒNG MUÀ THU

 Em là hoa?

hay em là tiên.
má phấn môi son mắt diễm huyền
có phải đêm nay
xuân sớm
em về trần thế đẹp tơ duyên...

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Đèo Hải Vân

 Đèo Hải Vân


Khen ai xẻ núi mở đường quanh,

Lợi cả cho xe lẫn bộ hành.

Sóng vỗ chân đèo ,tung nước bạc

Suơng che đầu núi , khuất trời xanh.

Ven rừng chen chúc cây cao thấp,

Dọc biển lô nhô đá gập ghềnh.

Ngăn cách nơi đây tình Huế -Quảng

Hải -Vân muôn thuở rạng ngời danh.

Thân Trọng Lư

Nam Ô 1970

 


Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

Riêng cho HUẾ

 KimGiang 19.01.2012 20:05:37 (permalink)

0


[ Riêng cho HUẾ..]


...Mười ba thuở ấy lòng e thẹn ,
Như gió như mây chẳng hẹn hò.
Như nước sông Hương dòng bẽn lẽn,
Gởi tình Vỹ Dạ nón bài thơ .
Trường Tiền nắng đổ mười hai nhịp,
Thiên Mụ chuông sầu vạn cổ xưa .
Hẹn gặp lại em ngày qua Huế,
Về đò An cựu tắm chiều mưa...

Dương Lam

Cảm ơn Thi Sĩ Dương Lam đã mang Huế tới thăm.

HUẾ THƯƠNG

Người thương áo tím nón bài thơ
Cứ vấn vương mang một điệu hò
Của người em gái Sông Hương ấy
Mới tuổi mười ba tuổi mộng mơ

Ước một lần thôi gặp Huế xưa
Hồn say mang mác tiếng đò đưa
Đâu Thôn Vỹ Dạ vầng Trăng nhớ
Đâu bóng thi nhân khuất rặng dừa

Kim Giang


Truyện Cổ Tích "Con Chim Tu Hú"

 

Truyện Cổ Tích "Con Chim Tu Hú"


Truyện Cổ Tích "Con Chim Tu Hú"



chim tu hu-2
Tu hú Trung Quốc hay còn gọi là Táo Quyên (chữ Hán: 噪鹃[1], Danh pháp khoa học: Eudynamys scolopaceus chinensis) là một phân loài của loài tu hú châu Á (Eudynamys scolopaceus) phân bố ở miền nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, ngoại trừ bán đảo Mã Lai[2] Chúng sinh sống ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, đông nam Trung Quốc và một phần Malaysia. Ở Việt Nam, chim tu hú phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và vùng trung du. Vào mùa đông, rất ít gặp loài này vì phần lớn chúng bay về phương nam để tránh rét[3], chúng còn được gọi đơn giản là chim tu hú hay tu hú và cũng còn được gọi là chim quyên hay đỗ quyên[1].



Đặc điểm
Chim trống có bộ lông đen với ánh xanh thẫm. Chim mái lông lốm đốm đen nhạt và trắng. Đầu chim mái màu hơi nhạt hơn và hung hơn so với chim trống. Chim non lông đen toàn thân, nhưng sau kỳ thay lông đầu tiên nó đã chuyển thành bộ lông gần nh­ư chim mái. Chim trống thì có bộ lông đỏ trong một thời gian rồi chuyển dần sang bộ lông trưởng thành với mắt đỏ, mỏ xanh xám, gốc mỏ đen, chân xám chì[3]. Tu hú giống sáo sậu, chỉ khác nhau ở tiếng hót. Con đực có màu lông đen thẫm, mắt có màu xanh, hai chân màu chì. Con cái lông có màu đốm sáng và nhỏ hơn con đực.

Chim tu hú là loài ăn tạp, chúng ăn tất cả các loại côn trùng, sâu bướm, trứng và các động vật có xương sống nhỏ cũng như ăn cả trái cây. Tu hú mẹ không có khả năng tha mồi nuôi con vì chim mẹ chuyên ăn sâu, ăn cả những con sâu có nọc độc, độc tố. Cơ thể chim trưởng thành sẽ miễn nhiễm với độc tố của sâu độc nhưng tu hú con chưa có hệ thống miễn nhiễm, nên nếu ăn phải sâu độc nó có thể sẽ chết, vì vậy tu hú mẹ phải nhờ đến các loài chim khác nuôi con của nó[3] đây là việc làm cần thiết để tránh nguy hiểm cho con non, tạo môi trường thuận lợi duy trì nòi giống của mình[4].

Tập tính
Đặc điểm của loài tu hú là loài đẻ nhờ, không bao giờ làm tổ mà chỉ tìm các tổ chim khác để đẻ. Chim tu hú là loài chim không ấp trứng và cũng không nuôi con, chúng đẻ trứng vào tổ chim khác chẳng hạn như một số loài chim chích đầm lầy thuộc chi Locustella. Ở Việt Nam tu hú thường đẻ vào tổ sáo sậu rồi cho sáo sậu ấp trứng nở và nuôi hộ con mình. Khi đẻ, tu hú chỉ đẻ một trứng duy nhất của nó trong tổ của nhiều loài chim khác nhau, kể cả tổ của các loài chim nhỏ. Thường con tu hú trống có nhiệm vụ bay vờn quanh tổ để thu hút sự chú ý của chim chủ nhà và cố tình dụ cho chim chủ nhà bay ra khỏi tổ đuổi, đánh lạc hướng cho tu hú mái vào đẻ một quả trứng của mình trong tổ.

Sau khi chim chủ của tổ chim đẻ trứng đầu tiên được một ngày rưỡi thì tu hú tìm cách đẻ trứng vào đó. Tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng và ăn một quả trứng của loài chim này, sau đó đẻ vào đó một quả trứng khác. Quả trứng này có kính thước gần bằng của trứng chim chích với hoa văn rất giống khiến cặp đôi chim chích không thể nhận ra. Chim mái còn nhận biết và tính toán được cả thời gian mà trứng của chúng sẽ nở, con của tu hú sẽ nở trước hoặc ít nhất cũng bằng với các con chim chích. Trứng tu hú thường nở trước 2, 3 ngày so với trứng của chim chủ nhà.

Để bảo đảm trứng của mình được chăm sóc, tu hú mái thường ăn trứng hoặc làm hư hại trứng của chim chủ rồi mới đẻ trứng của mình vào. Những đứa con của chúng sau này cũng sẽ làm hỏng trứng hoặc giết những đứa con trong tổ[4], sau thời gian ấp nhờ, mặc dù mới nở ra còn đỏ hỏn, nhưng tu hú con nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy con chim chích non mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ để độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim chích bố mẹ. Nó lớn lên rất nhanh và suốt ngày kêu réo nguồn thức ăn từ đôi chim chích bố mẹ, tu hú non lớn nhanh như thổi, thậm chí thân hình còn to hơn cả bố mẹ nuôi. Đến khi đã đủ lông, đủ cánh, tu hú con sẽ bay đi, bỏ rơi kẻ nuôi dưỡng nó không một sự đền đáp[3].


Trong văn hóa

Chích sây nuôi con tu hú
Ở Việt Nam có câu chuyện "Sự tích chim tu hú" kể về hai người cùng cạo đầu xuất gia từ ngày còn trẻ và cùng tu ở một ngôi chùa hẻo lánh, một người được Phật độ cho thành chính quả nhưng người kia tên là Bất Nhẫn thì rất buồn bực. Quan Âm biết chuyện bèn thử thách lòng kiên nhẫn, cuối cùng người kia không vượt qua được và Quan Âm phán rằng "Nhà ngươi vẫn chưa thực tâm nhẫn nhục, như thế thì tu gì mà tu. Có tu hú". Phật bà Quan âm sau đó bắt Bất Nhẫn hóa thành một giống chim mà người đời sau quen gọi là chim tu hú, thứ chim đó vào khoảng cuối hè sang thu hay xuất hiện, đúng vào lúc xảy ra câu chuyện giữa Bất Nhẫn với Phật bà. Ở Việt Nam cũng có thành ngữ "tu hú đẻ nhờ".

Tên gọi của chúng còn có nhiều tranh cãi. Theo Đào Duy Anh thì đó là con chim tu hú vì Chim đỗ quyên hay chim quyên, vốn là chim tu hú, hay kêu về mùa hè. Từ điển Dictionnaire classique de la langue chinoise của F.S. Couvreur thì dịch là “coucou”, từ điển song ngữ Anh Việt hoặc Pháp Việt thường dịch cuckoo hoặc coucou thành chim cu cu, đây chính là con chim tu hú. Một bài hát mang tên Mùa Hoa Phượng Nở có nhắc đến loài chim tu hú: "Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa gạo nở hoa phượng đỏ đầy ước mơ hi vọng. Tu hú kêu, tu hú kêu, mùa quả chín vào mùa thi, tình bạn trong sáng dưới mái trường. Ve ve ve, hè về, vui vui vui, hè về".

Tham khảo
^ a ă Chim Đỗ Quyên là chim tu hú? - Tuần báo Văn nghệ - Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
^ Payne, RB (2005). The Cuckoos. Oxford University Press.
^ a ă â b http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chim-tu-hu-ba-me-bac-tinh-va-dua-con-sat-thu-3094076.html
^ a ă http://baodatviet.vn/doi-song/chuyen-chua-biet-ve-loai-chim-co-ban-nang-quy-du-3122788/
Thể loại: Loài ít quan tâmChi Tu húĐộng vật được mô tả năm 1863


Chim tu hú - bà mẹ bạc tình và đứa con sát thủ

Tu hú loài chim thâm độc nhất mà tôi từng biết

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

EM CỨ ĐẾN..

 EM CỨ ĐẾN...


Mùa xuân ơi tha thiết đến vô cùng...


Em cứ đến
như cây vừa trổ nhánh

Đêm tần ngần
mưa thắm nụ tầm xuân

Hãy hò hẹn
như bài thơ em viết đó

Ngàn thiết tha
huyền diệu đến vô chừng..

Em cứ đến
và em cứ đến

Rượu đầy môi
say đắm giữa mùa hôn

Hoa đã nở
bên trời khoe sắc thắm

Thơ đầy trang
tràn ngập cả tâm hồn

Em cứ đến
Và em cứ đến

Mùa xuân ơi
tha thiết đến vô cùng...

voduonghonglam
[vophubong]

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

Thân Hoạ : bài thơ NHẬP ĐỀ của Bạn Thân Trọng Lư

 Thuở sinh ra , ta được làm người

Tính đến nay ,tuổi đã tám muơi

Thế sự thăng trầm ,cười lại khóc

Nhân tâm thay đổi , khóc rồi cười .

Vẫn không than thở cho thời bỉ,

Chẳng có phàn hà trách vận xuôi.

Gom góp gia tài thơ kỷ niệm,

Bà con ,bè bạn đọc cho vui.

Thân Trọng Lư

Mùa Xuân Tân sửu [2021]

----------------------------------------------

vophubong15:55 7 tháng 11, 2021


Thân hoạ :

Mừng buổi sinh ra ta kiếp người

Hôm nay tuổi đã tám tư mươi.

Bên đời danh lợi bao lần khóc,

Giữa cuộc phồn hoa lắm lúc cười.

Canh bạc trần ai qua vận bì

Ván cờ nhân thế gặp thời xuôi.

Đầu thu cùng vợ xem hoa nở

Mà ngở xuân về bạn đến vui...


voduonghonglam[vophubong]


Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

October 15, 2021

NHẬP ĐỀ - Thân Trọng Lư Mùa Xuân Tân sửu [2021]

 NHẬP ĐỀ


Thuở sinh ra ta, được làm người

Tính đến nay ,tuổi đã tám muơi

Thế sự thăng trầm ,cười lại khóc

Nhân tâm thay đổi , khóc rồi cười .

Vẫn không than thở cho thời bỉ,

Chẳng có phàn hà trách vận xuôi.

Gom góp gia tài thơ kỷ niệm,

Bà con ,bè bạn đọc cho vui.

Thân Trọng Lư

Mùa Xuân Tân sửu [2021]

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

BUI GIANG

 

1113.78
Nước: Việt Nam (Hiện đại)
581 bài thơ, 4 bài dịch
25 bình luận
54 người thích

 Thơ đọc nhiều nhất

 Thơ thích nhất

 Thơ mới nhất

 Tác giả cùng thời kỳ

Phạm Hổ (86 bài)
Trần Dần (72 bài)
Chính Hữu (27 bài)
Phan Vũ (3 bài)
Nguyệt Tú (18 bài)
Tạo ngày 27/08/2005 17:32 bởi Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 08/04/2007 14:08 bởi Vanachi
Bùi Giáng (1926-1998) sinh tại Thanh Châu, Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, con thứ của ông bà Bùi Thuyên và Huỳnh Thị Kiều. Ông được văn giới, không phân biệt không gian thời gian, yêu mến trọng vọng. Những tác phẩm đầu của ông được in trong sách giáo khoa năm 1957, như Một vài nhận xét về Bà huyện Thanh QuanLục Vân TiênChinh phụ ngâm,... nhưng tiếng tăm ông nổi bật từ tập thơ Lá hoa cồn (1963). Ông là một người tự học và học rất trễ, tuy nhiên khả năng tinh thông nhiều ngôn ngữ của ông, kể cả những ngôn ngữ khó như chữ Hán và tiếng Đức, làm kinh ngạc mọi người trong văn giới.

Những cuốn sách đầu của ông là sách giáo khoa in năm 1957, Bùi Giáng đã là một tên tuổi quá quen thuộc với đông đảo bạn đọc. Ông thường tự nhận là “trung niên thi sĩ” cùng hàng loạt biệt danh trào lộng: Thi sĩ đười ươi, Brigitte Giáng, Giáng Moroe, Bùi Bán Dùi, Bùi Bàn Dúi, Bùi Tồn Lưu, Bùi Tồn Lê, Bùi Bê Bối, Bùi Văn Chiêu Lỳ...

Ông được xem như một “ngôi sao” trên vòm trời văn hoá văn nghệ miền Nam trước đây, được không ít độc giả xưng tụng là “thiên tài”, là “bậc thượng trí”, là “đáng tiêu biểu hơn cả về thi ca bây giờ và có lẽ... vạn đại” và tôn ông làm “thần tượng”. Gần đây, một số tác phẩm, dịch phẩm của Bùi Giáng được tái bản rộng rãi. Ông đã dịch nhiều sách Pháp, Anh, Hán văn như Hamlet của Shakespeare, Hoàng tử bé của Saint Exupéry, Ngộ nhận của Albert Camus, Khung cửa hẹp, và Hoà âm điền dã của André Gide, Kim kiếm điêu linh của Ngoạ Long Sinh...

Ông đã biên soạn các tiểu luận triết học và văn học như Tư tưởng hiện đạiThi ca tư tưởngLễ hội tháng baCon đường ngã baCon đường phản khángĐi vào cõi thơ... Đặc biệt, gây nhiều tranh luận sôi nổi nhất là những tập thơ của ông, từ Mưa nguồnLá hoa cồn... đến Trăng châu thổSương bình nguyênBài ca quần đảoRong rêu... Ai đã từng tiếp xúc Bùi Giáng trong trang sách lẫn ngoài cuộc đời, hầu như chưa thể bình luận gì về ông...