Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ và đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu [1789 ]
Đón Xuân nầy,nhớ Xuân xưa....Đọc lịch sử ngày nay,nhớ lịch sử ngày xưa...Chúng ta cùng nhau đọc:
BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU [1789 ]
Như mơ ngày Tết xuân năm ấy
Nguyễn Huệ oai hùng giữa núi sông.
Áo trận thơm nồng xuân Kỷ Dậu,
Giáp bào rạng rỡ đất Thăng Long.
Trời Nam Lừng Lẫy Trang Hào Kiệt,
Sử Việt Vang Danh Giống Lạc Hồng.
Thắp nén hương lòng dâng Tổ Quốc,
KHÓI TRẦM LỘNG GIÓ QUYỆN TRỜI ĐÔNG...
Duonglam[vophubong]
=================
Chu thich:
Chiến thắng XUÂN KỶ DẬU (1789)
Bài chi tiết: Trận Ngọc Hồi - Đống Đa, Trận Hà Hồi, Trận Ngọc Hồi, Trận Đống Đa, và Trận Thăng Long
Thần tốc bắc tiến
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa
Lê
Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế nhà Thanh là Càn
Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ
huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa
“phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.
Quân Tây Sơn do Đại tư mã
Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và các mưu thần
khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh.
Nghe
tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn
Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ
lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.
Ngày 29 tháng 11
năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung
tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực
lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu,
tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi
chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích
lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân
xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra
Bắc Hà.
Tôn Sĩ Nghị coi thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các
tướng của Chiêu Thống thì có lo đôi phần, hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh
Tây Sơn.
Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789),
đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình,
Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn
Tết ở Thăng Long.
Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô
đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía
Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long.
Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo
đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc
theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà
và huyện Phượng Nhãn.
Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn
đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung
đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm
mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là
Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động
không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó
cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân
Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống
tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um
tùm nên gọi là gò Đống Đa.
Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân
địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo
tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây
Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị
giết.[Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin
đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước.
Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu
khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn
dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn
của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống
hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi
theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị
và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau
chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người. Như vậy, sớm hơn dự kiến,
chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mồng 5
Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân
dân...