TOTAL VIEWS_TONG SO KHACH VIENG THAM

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

toc đuôi gà

toc đuôi gà
 
 
 

Hỡi cô bé nhỏ tóc đuôi gà?



Đường tới nhà em mấy dặm xa???



Dầu có trường thành ngăn bóng liểu,



Dù cho nắng ngã với dương tà.



Má hồng mê mãi lòng say đắm.



Môi đỏ thầm thì giọng xuýt xoa…



Nhớ nhé email hay face book,



Cho anh. ..Cô bé tóc đuôi gà…



Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

XUÂN MÃI LÀ XUÂN...

XUÂN MÃI LÀ XUÂN...
 


Xuân mãi là xuân mãi hát ca,  
Xuân đâu đây ở khắp muôn nhà…  
Xuân bên chén rượu nồng say đắm,  
Xuân cạnh nụ hồng thắm trổ hoa.  
Xuân đến sáng nay bên nắng sớm,  
Xuân về đêm ấy giữa trăng tà...  
Xuân em ,xuân bác ,xuân anh chị, 
 Xuân mãi là xuân của chúng ta.


Xuân mãi là xuân của chúng ta.
Xuân mang tươi khỏe đến muôn nhà.
Xuân em lữa bén ngàn duyên thắm,
Xuân chị hương nồng vạn sắc hoa.
Xuân của đất trời luôn bất tuyệt,
Xuân trong tâm thức lẽ đâu tà ?
Xuân qua xuân lại rồi xuân đến,
Xuân mãi còn xuân giữa chúng ta… 
voduonghonglam[vophubong] 
  

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

 

NĂM DẬU NÓI CHUYỆN GÀ

 
Con Gà cục tác lá chanh
Con Lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con Chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
 
   Bốn câu thơ bình dân trên đã mô tả đúng cách nấu ăn của dân tộc ta tại thôn quê miền Bắc.  Con Gà được nhắc đến trước tiên có lẽ vì thịt Gà là một trong những món ăn quen thuộc , vừa ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng.Người dân Giao Chỉ chúng ta sành ăn đã biết biến chế ra nhiều món nào là: Gà rô ti, gà xào xã ớt, gà xối mỡ, gà ram mặn, gà nướng ngũ vị hương, gà nấu mắm, gà hấp muối, gà cà ri, cành gà chiên bơ, gà tiềm thuốc bắc … và còn nhiều kiểu nấu khác …
    

   Vào cuối thập niên 1950, tại Sàigòn có cuộc bút chiến giữa hai tờ nhật báo về vụ Gà Mỹ và Gà Ta. Vào thời điểm này, có phong trào nuôi gà Mỹ do bộ Canh Nông khuyến khích và hướng dẫn.  Gà được nuôi trong chuồng bằng lưới kẽm và cho ăn loại thực phẩm trộn sẵn.  Những độc giả tham gia cuộc chiến, và đã chia ra làm hai nhóm và với hai quan điểm khác nhau:

   Nhóm gà Mỹ: Cho rằng nuôi theo kiểu Hoa Kỳ khoa học hơn, sản xuất mau chóng, gà ít bị mắc bệnh, ăn hợp vệ sinh hơn.
   Nhóm gà Ta: Chủ trương nuôi gà theo phương pháp tự nhiên, thả chạy rong ngoài vườn để gà tự do bươi đất tìm thức ăn như côn trùng, giun dế..do đó thịt cứng và thơm ngon.
   Cuộc bút chiến càng ngày càng sôi nổi, có người còn ví von gà Mỹ như cô gái thị thành, trắng trẻo, mềm mại, trông hấp dẫn nhưng da thịt nhão, ăn mau chán.
   Ngược lại gà rẫy được ví như cô gái quê miệt vườn, tuy trông quê mùa nhưng da thịt cứng cáp, hương vị đậm đà, ngát thơm hương cốm.
   Trong lúc trận bút chiến đang hồi gay cấn, ông Kỹ Sư canh nông đặc trách chương trình chăn nuôi liền viết một bài lên tiếng trên mặt báo:  Cho rằng nuôi gà theo kiểu Mỹ lợi tức cao, thịt gà tinh khiết hợp tiêu chuẩn vệ sinh. Riêng ông, vì nặng lòng với quốc gia dân tộc, cá nhân ông vẫn thích ăn gà ta! Thế là cả hai phe lâm chiến đều vui vẻ, đồng ý hoà hợp dân tộc, sống chung hoà bình.
   Con gà rất gần gũi với giới bình dân Việt Nam. Vào dịp tết Nguyên Đán, người ta thường treo lên vách bức tranh gà sặc sở cho có vẽ mùa Xuân.
     Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
     Om xòm trên vách bức tranh gà.
   (Tú Xương)
   Trong đêm khuya thanh vắng tiếng gà gáy là đồng hồ báo thức bác nông dân để sửa soạn ra đồng, hoặc báo cho chú Tiểu trong chùa pha trà, nện chuông cúng Phật:
    Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.

Hoặc:
    Canh gà điểm nguyệt, tiếng chày nện sương.

   Trên đường ra chợ lúc còn tinh sương, các cô gánh hàng cũng nghe văng vẳng tiếng gà bên tai:
    Sớm mai gà gáy ó o
    Chưa ra tới chợ­, đã lo ăn hàng.

   Thậm chí, cách trang điểm của đàn bà Việt Nam cũng liên hệ đến con gà.  Kiểu bới đầu có thả vòng  và chừa một chỏm tóc phía sau ót gọi là "bới tóc đuôi gà". Nơi nhãn hiệu xà bông Cô Ba của hãng Trương Văn Bền thời tiền chiến, có hình kiểu bới tóc này.  Cục bưu chính Đông Dương trước kia cũng đãphát hành một loại tem có hình cô Ba, với búi tóc đuôi gà.

   Chàng thanh niên chất phác, vì quá yêu cô thôn nữ, có thể đón đường cô gái để tỏ tình một cách táo bạo:
    Chị kia bới tóc đuôi gà
    Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu?
    ...Nhà tôi ở dưới đám dâu
    Ở bên đám dậu, đầu cầu ngó qua...

   Gà sống quanh quần sau hè, gần gủi với loài người, nên dễ nhận xét điệu bộ, diện mạo của gà.  Do đó, mọi việc hay dở đều lôi con gà ra đề ví von:
   Người có bộ mặt ngơ ngác gọi là “gà mở cửa mã”
   Người xơ xác gọi là “gà kẹt giỏ”
   Người tiều tuỵ gọi là “gà mắc nước”
   Kẻ ngất ngư gọi là “gà nuốt giây thun”
   Kẻ khù khờ gọi là “gà trống thiến”
   Kẻ nhát gan gọi là “gà phải cáo”
   Kẻ nhầm lẫn gọi là “trông gà hoá quốc”
   Kẻ bất tài gọi là “gà què ăn quẩn cối xay”
   Kẻ phản bội gọi là “gà nhà bôi mặt đá nhau”
Trước cảnh huynh đệ tương tàn, người ta hay khuyên bảo:
   Khôn ngoan đối đáp người ngoài
   Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

 Sau cùng, các người đàn bà đanh đá được tặng cho hỗn danh:
    Nữ kê tác quái, gà mái đá gà cồ.

   Gà thuộc loại hạ đẳng, chỉ dùng làm thực phẩm bình dân hàng ngày, không thể thết đãi hàng thượng khách.  Trong buổi tiệc lịch sử tại Bắc Kinh do Chủ tịch Mao Trạch Đông khoản đãi Tổng thống Nixon năm 1972, gồm hai mươi mốt món, nhưng không có món thịt Gà.  Quả thật người Trung Hoa rất tế nhị trong vấn đề ăn uống.
   Ở nước ta, Cụ nguyễn Đình Chiểu cũng rất gần sành nghi thức đãi tiệc.  Trong bài thơ Ông Quán, cụ Đồ đã chào hàng một cách thật hấp dẫn:
    Quán rằng thịt cá ê hề
    Khô lân chả phụng bộn bề thiếu đâu
    Kìa là thuốc lá ướp ngâu
    Trà ve tuyết điểm, rượu bầu cúc hương
    Để khi đãi khách giàu sang
    Đãi người danh vọng, đãi trang anh hùng.

Như vậy, trong thực đơn của cụ Đồ Chiểu cũng không có món thịt gà.

   Trong văn chương cũng như ngôn ngữ hằng ngày, con gà dù được nhân cách hoá cũng chỉ nói đến những người thường bình dân, còn những bậc chính nhân quân tử thì được ví như những con Phượng hoàng trên cao mà thôi:
    Phượng hoàng đậu nhánh cheo leo
    Sa cơ thất thế phải theo đàn gà
    Bao giờ mưa thuận gió hoà
    Thay lông đổi cánh lại ra Phượng hoàng.

   Vậy mọi người trong chúng ta có ai đã thấy được Phượng hoàng chưa?

   Xin chúc tất cả quý độc giả một năm Ất Dậu đầy hỷ sự.
   Cảm ơn Anh Trần Hội đã giúp em có những tài liệu này.

Nguyễn Phước Mộng Thiên
 
http://vanghe.blogspot.com/2016/12/nam-dau-noi-chuyen-ga.html

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Gà mang Phước Lộc Thọ tràn vào


 Đinh Dậu
Bính chữ Hán Nôm biến hóa mầu
Thân nhiều khỉ khọt mất lòng nhau
Thịnh suy lãng tử buồn câu nói
Vượng kém tao nhân khó tiếng chào
Tiền triệu hiền huynh quên khổ cực
Vàng ròng quí muội hết sầu đau
Đến năm mới nguyện cầu như ý
Đinh Dậu an khang ngoc bích vào

Vancali 96

 Khỉ bỏ Cười Vui Đùa nhảy mãi
Gà mang Phước Lộc Thọ tràn vào

Khỉ đi hoá phép biến muôn màu
Bỏ lại Đông tàn tiễn biệt nhau
Cười buổi Xuân về hoa mở hội
Vui ngàyTết đến bướm khoe chào
Đùa  đôi chén rượu sầu quên lãng
Nhảy mấy cung đàn hết khổ đau
Mãi  ngắm bên hiên mai nở rộ
Gà mang Phước Lộc Thọ tràn vào

Duong lam-vophubong

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Chàng Tây “toát mồ hôi hột” khi ngồi ăn cỗ ở Việt Nam


Chàng Tây “toát mồ hôi hột” khi ngồi ăn cỗ ở Việt Nam

Với văn hoá người Việt, bên mâm cỗ có không ít “luật bất thành văn” và ở một góc nhìn từ người ngoài, chúng ta có câu chuyện dưới đây.
Từ chuyện “ăn trông nồi ngồi trông hướng”, “kính trên nhường dưới” cho tới những việc “kính lão”, mâm trên – mâm dưới… có thể thấy rằng văn hoá ăn cỗ của người Việt nói chung thực sự là rất phong phú.
Kết quả hình ảnh cho ngồi ăn cỗ ở Việt Nam
Đó là quy định, là phép lịch sự, là những nề nếp mà chúng ta được dạy từ khi còn là một đứa bé và giữ nguyên nó cho thế hệ sau.
Nhưng với từng đấy quy định, một bữa cỗ khi nhà có công chuyện dưới góc nhìn của người nước ngoài thì ra sao?
Câu chuyện được cho là do một chàng Tây kể lại về bữa cỗ của người Việt, tuy không mới nhưng hiện đang rất nóng trên mạng xã hội với tốc độ lan truyền chóng mặt.

Untitled-3
Bữa cỗ của gia đình Việt Nam.

Đoạn chia sẻ của anh chàng Tây như thế này:
“Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết.
Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh.
Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng.
Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên.
Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỉ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ.
Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa.
Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh: Ăn đi, ăn đi.
Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.
Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già.
Các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà.
Một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau.

nhung-chuyen-thu-vi-gay-ban-luan-o-dam-cuoi-hiep-ga-
Ảnh minh họa

Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt.
Chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.
Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít : lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn.
Sau đó họ nói : ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu.
Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên : “Ngon lắm, ngon lắm”. Tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không?
Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình.
Một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải.
Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng “bánh đa” vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.
Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu.
Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon.
Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà: “Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!”… tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó… không ngon???
Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng “chả” cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao.
Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức nhưng cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc…
http://langnhincuocsong.com/cuoc-song/chang-tay-toat-mo-hoi-hot-khi-ngoi-co-o-viet-nam-390968.html

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Hoa cài áo tím vẫn thiên hương...

Hoa cài áo tím vẫn thiên hương...

Gió sương từ độ bước quan hà,
Mưa nắng bên trời giọt lệ sa.
Xa nước bao đêm sầu cố quốc,
Tha hương ngàn dặm nhớ quê nhà.


Chín chiều ruột thắt bầm gan mẹ,
Một tấc lòng son xót dạ cha .
Mong ước sao khuya trời tỏ rạng ,
Mơ ngày mai lại cảnh phồn hoa



Phồn hoa mơ lại ngày ta gặp,
Tôi với em đi giữa phố phường.
Má đỏ son hồng còn thắm sắc,
Hoa cài  áo tím vẫn thiên hương...


voduonghonglam
vophubong

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Một Khi Đã Xem Là Không Biết Chán #71 | Những Điều Kỳ Diệu Mà Bạn Không ...

“Xin hỏi tăng nhân, khi ở một mình ngài có ...

“Xin hỏi tăng nhân, khi ở một mình ngài có ...

Chúng ta có rất nhiều người khi không có ai đốc thúc thì không duy trì được thói quen của mình. Có một người khách hỏi vị hòa thượng: ”Khi ở một mình ngài có ăn thịt không?”, theo bạn vị tăng nhân này sẽ trả lời như thế nào.
Có người khách tới chùa chơi và hỏi lão hòa thượng:
“Hòa thượng, tôi muốn hỏi ngài một câu hỏi hơi “bất kính” một chút có được không ạ?” Lão hòa thượng: “Xin ông cứ nói!” Người khách: “Lúc ở nơi dân chúng đông đúc thì ngài ăn chay, vậy khi ở một mình trong phòng ngài có ăn thịt không?” Lão hòa thượng hỏi người khách: “Ông lái xe tới đây phải không?” Người khách trả lời: “Vâng, đúng ạ!”
Lão hòa thượng: “Khi lái xe phải thắt dây an toàn, xin hỏi ông là ông thắt vì sự an toàn của bản thân hay vì cảnh sát? Nếu như là vì bản thân mình thì có hay không có cảnh sát ông sẽ vẫn thắt thôi”.Người khách: “Tôi hiểu rồi!” Rất nhiều người nói rằng không có kỷ luật, không có người đốc thúc thì không thể duy trì thói quen của mình. Thực ra việc tuân thủ bất kì một nguyên tắc nào đó nhất thiết phải cần biết nguyên tắc ấy được thiết lập để làm gì, khi tuân thủ nguyên tắc thì điều chúng ta muốn đạt được là gì, khi đã hiểu được thì không cần tác động tự biết ước chế bản thân.Năm trăm nghìn làm thế nào mua được ô tô?p Có một người phàn nàn với một vị lão hòa thượng: “Thưa thầy! Vì sao mà con cố gắng thế nào cũng không thành công? Cũng niệm kinh, làm việc thiện rồi mà số mệnh vẫn không thấy cải biến gì?”
 Lão hòa thượng
“Vậy, ta cho ngươi 500 nghìn có được không?” Người khách “Tiền của hòa thượng con không dám lấy ạ!” Lão hòa thượng: “Ta là muốn ngươi làm giúp ta một việc”. Người khách: “Thưa thầy, thầy nói làm việc gì con cũng tuyệt đối làm tốt giúp thầy”. Lão hòa thượng: “Ngươi hãy giúp ta mua một chiếc xe ô tô”. Người khách (giật mình hoảng hốt): “Thưa thầy, 500 nghìn sao có thể mua xe ô tô được chứ!”
 Lão hòa thượng:
“Ngươi biết 500 nghìn không mua được xe ô tô? Thế nhưng mà trên đời này có rất nhiều người vắt hết óc để suy nghĩ làm sao chỉ phải trả một chút thôi mà lại muốn đạt được rất nhiều thứ đấy!” Nguồn: NTDTV
 http://langnhincuocsong.com/bai-hoc/xin-hoi-tang-nhan-khi-o-mot-minh-ngai-co-thit-khong-382947.html?utm_source=Trangdtt&utm_medium=Social&utm_campaign=lncs


Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

cuối trời xin hẹn gặp lại em

QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU

Cuối trời xin hẹn gặp lại em,
Cho thắm bờ môi mắt hữu tình.
Cho ấm bờ vai ngày tái ngộ,
Cho nồng hương lữa kiếp ba sinh,

Mời em ! Ly nữa…thêm ly nữa !!!
Tình cũ trăm năm …chẳng dễ tìm .
Rượu hết bên nhau - chìm lối mộng,
Hoa đào một cánh vẫn nguyên trinh…
Trich "QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU"
Dương Lam
vophubong

Bài này đã được xem 12938 lần
Người đăng: vophubong

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

cách nấu cá diếc rau răm

Hướng dẫn cách nấu cá diếc rau răm ngon

     
Hướng dẫn cách nấu cá diếc rau răm ngon, canh cá diếc rau răm ngon hấp dẫn. Cá diếc là một loại cá được sống ở sông hồ, nó giống như cá chép nhưng vẫy của nó trắng và sáng hơn. Thịt của nó rất thơm và ngon. Đặc biệt nấu cùng rau răm hương vị của nó sẽ hấp dẫn hơn nhiều nếu chế biến không có rau răm nhé!
Dưới đây saigongame.com xin giới thiệu với các bạn món Hướng dẫn cách nấu cá diếc rau răm ngon đảm bảo các bạn sẽ thích. Với hương vị dân dã đậm đà của miền quê nhé!
Hướng dẫn cách nấu cá diếc rau răm ngon
Hướng dẫn cách nấu cá diếc rau răm ngon
Để chế biến món cá diếc rau răm bạn cần các nguyên liệu sau:
+ Cá diếc to: 500gr
+ Hành củ tươi: 50gr
+ Rau răm: 30gr
+ Cà chua: 1 quả
+ Dầu ăn: 20gr
+ Hành khô: 1 củ
+ Gia vị: nước mắm+mì chính+muối+hạt tiêu
Các sơ chế:
Cá diếc bạn làm sạch mang và ruột cắt vây của nó và rữa sạch. Có nhiều bạn thích ăn ruột cá thì để lại cùng được nhé, vì ruột cá rất ngon đó.
Rau răm bạn lặt sạch những lá hư và già bỏ đi và rữa sạch để ráo.
Hướng dẫn cách nấu cá diếc rau răm ngon
Hướng dẫn cách nấu cá diếc rau răm ngon
Hành bạn bóc vỏ ngoài bỏ rữa sạch và cắt thành khúc ngắn.
Cà chua bạn rữa sạch và cắt nhỏ.
Cách chế biến:
Để nấu cá diếc rau răm rất đơn giản. bạn chỉ cần thực hiện các bước sau đây nhé!
Đầu tiên, Bạn cho chảo lên bếp cùng với chút dầu ăn, đợi dầu nóng lên bạn cho hành khô vào phi đến khi có hành có màu vàng đẹp, mùi thơm thì cho tiếp cà chua vào xào sau đó cho thêm tô nước nhỏ vừa với lượng canh nhà bạn hay ăn và đun sôi. Khi nước vừa sôi tiếp theo bạn cho cá vào đun tới khi cá chín thì nêm gia vị vừa ăn là được.
Sau đó bạn thái rau răm bỏ vào và tắt bếp. Như vậy bạn đã có một món cá diếc nấu rau răm thơm ngon rồi đấy. Với hương vị đạm đà dân dã của một vùng quê bạn và gia đình cùng thưởng thức nhé! Khi ăn bạn nên làm một chén nước mắm cay và mặn nhé để chấm cá, hương vị sẽ ngon hon rất nhiều. Với món cá diếc rau răm này bạn có thể dùng với cơm hoặc ăn không rất ngon đó nhé!
Chúc bạn và gia đình ngon miệng!
Nguồn: saigongame.com

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Chim trĩ Vs gà trống ác liệt

Việc kết hôn là sáng tạo ngu ngốc nhất của nhân loại –

Việc kết hôn là sáng tạo ngu ngốc nhất của nhân loại – 

Osho


Trong gia đình tôi phải có đến 50 tới 60 người – tất cả mọi họ hàng, các chú, dì… sống cùng nhau. Tôi đã được chứng kiến toàn bộ sự hỗn độn đó. trên thực tế, 60 người này giúp tôi rất nhiều trong việc không tạo ra gia đình của riêng mình.
Kinh nghiệm đó là đủ.

Nếu bạn đủ thông minh, bạn học từ những lỗi lầm của người khác. Nhưng nếu bạn không thông minh, bạn thậm chí không học được gì từ lỗi lầm của chính mình. Vậy nên tôi học từ lỗi lầm của cha tôi, mẹ tôi, chú tôi, dì tôi. Đó là một gia đình lớn, và tôi đã thấy toàn bộ cái rạp xiếc ấy, tình trạng khổ sở ấy, những cuộc xung đột liên tục, tranh đấu với nhau vì những thứ nhỏ nhặt , những thứ vô nghĩa.
Thế nên từ thời thơ ấu tôi đã trở nên chắc chắn rằng tôi sẽ không bao giờ muốn tạo ra một gia đình của riêng mình.
Tôi đã rất ngạc nhiên rằng khi một người được sinh ra trong một gia đình… và tại sao anh ta có thể vẫn tiếp tục tạo ra một gia đình nữa? Nhìn thấy toàn bộ những cảnh tượng khổ sở ấy mà anh ta vẫn cứ tiếp tục lặp lại nó cho được?

Khi tôi hoàn tất chương trình đại học, một cách tự nhiên, cha tôi đã rất lo lắng chuyện kết hôn của tôi. Mẹ tôi đã phải ướm lời trước, bởi vì cha tôi luôn thận trọng trong việc hỏi tôi bất cứ gì, bởi vì một khi tôi đã nói gì với ông thì sau đó không còn cách nào để thay đổi cả. Vậy nên đầu tiên ông ấy thử thông qua mẹ tôi, ông nói rằng “Bà nên tìm hiểu xem nó nghĩ gì về việc kết hôn, bởi vì một khi nó đã nói không với tôi thì chúng ta phải vứt bỏ cái chủ đề ấy khỏi tư tưởng mãi mãi. Nên bà hãy thử tìm hiểu suy nghĩ của nó…”
Khi tôi định đi ngủ thì mẹ tôi đến và ngồi bên giường tôi và hỏi “Giờ con đã học xong cả rồi, con nghĩ gì về việc kết hôn?”
Tôi nói “Con muốn hỏi mẹ, bởi vì trước giờ con chưa bao giờ kết hôn cả nên con không có bất cứ kinh nghiệm nào về việc này. Mẹ đã kết hôn rồi, mẹ đã nuôi lớn 11 đứa trẻ. Mẹ là một người có rất nhiều kinh nghiệm. Con muốn xin mẹ lời khuyên. Rằng cuộc đời này của mẹ có phải là một cuộc đời tràn ngập hạnh phúc hay không? Có bao giờ trong đời mẹ đã nghĩ nhiều lần rằng nếu mẹ không kết hôn thì chắc đời mẹ sẽ khá hơn? Và con không cần mẹ phải trả lời ngay giờ, con sẽ cho mẹ 15 ngày để suy nghĩ về điều đó.”

Bà nói “Điều này thật lạ. Ta định cho con thời gian để suy nghĩ về điều này, và con lại nói ta hãy suy nghĩ về nó!”
Tôi nói “Vâng, bởi vì con không biết. Con tin mẹ. Nếu sau 15 ngày mẹ nói “Đúng vậy, cuộc đời mẹ là một cuộc đời ngập tràn niềm vui ngây ngất, dĩ nhiên con sẽ kết hôn. Nhưng mẹ hãy nhớ, con tin tưởng mẹ rất nhiều, con đang trao cả cuộc đời con và sự tin tưởng của con trong tay mẹ. Và cũng nhớ điều này rằng con biết hết về cuộc đời mẹ – mẹ chưa bao giờ có bất cứ niềm vui ngây ngất nào cả, hay bất cứ niềm hạnh phúc hân hoan nào. Nó chỉ là cuộc chiến liên tục, một cuộc tranh đấu – với cha, với những đứa trẻ… Và mẹ đã phải khổ sở thế – đó là những gì con biết. Có lẽ sâu bên trong mẹ có những kinh nghiệm hân hoan nào đó mà con không nhận thức được. Mẹ hãy nghĩ về những điều đó trong 15 ngày. Và con sẽ để cho mẹ quyền quyết định: nếu mẹ nói “Kết hôn đi”, con sẽ kết hôn.”

Sau 15 ngày bà ấy nói “Không. Đừng kết hôn. Con đã hại ta. Con tin tưởng ta quá nhiều đến nỗi ta không thể nào phản bội lại con, và ta không thể lừa con và cũng không thể nói dối con. Con nói đúng, rất nhiều lần ta đã nghĩ về cuộc đời khốn khổ của ta và những gì ta đã làm – chỉ sinh nở, chăm sóc nuôi nấng những đứa trẻ. Đó là toàn bộ cuộc sống của ta, nó luôn bắt đầu từ lúc 4h sáng cho tới 12h khuya và ta vẫn đang phải tiếp tục. Ta không bao giờ được có bất cứ giây phút nào của riêng mình.” – “15 ngày này” bà nói tiếp, “đã tạo ra một sự hỗn loạn lớn trong ta. Ta chưa bao giờ nghĩ về toàn bộ cuộc đời ta theo cách mà con bắt ta phải suy nghĩ. Ta yêu con, và ta thu hồi lại câu hỏi ban đầu. Nó không thật sự là câu hỏi của ta, nhưng là cha con đang cố để tìm hiểu câu trả lời đó.”
Tôi nói “Nói với ông ấy hãy đến mà hỏi thẳng con thì hơn.”
Và bà ấy nói với cha tôi “Như những gì tôi biết, mọi việc xong rồi. Tôi đã nói nó đừng kết hôn.”
Cha tôi nói “Chúa tôi! bà đã khuyên nó đừng kết hôn sao?”
Bà nói “Vâng, bởi vì nó tin tưởng tôi rất nhiều, và nó đề nghị tôi suy nghĩ trong 15 ngày và nếu tôi vẫn giữ lời khuyên, nó sẽ sẵn sàng. Nhưng tôi không thể lừa dối nó và nếu tôi lừa dối nó thì tôi sẽ không thể nào sống với cái tội lỗi ấy cả đời tôi được. Ông hãy đi làm những gì ông muốn làm đi.”

Giờ thì ông ấy thậm chí còn lo lắng hơn – mẹ tôi cũng đã rời khỏi tầm tay ông ấy. Nhưng bằng cách nào đó câu trả lời đã được hiểu, về những gì tôi muốn. Ông ấy nhờ tới một người bạn của ông, một vị biện hộ của tòa án tối cao, rất nổi tiếng, rất logic với lý luận học, rất hợp lý… Cha tôi nghĩ rằng đó đúng là người thích hợp nhất để tranh luận với tôi. Và tất nhiên người đàn ông đó đã nói “Đừng lo. Tôi đã tranh luận cả đời tôi ở tòa án tối cao. Ông không nghĩ là tôi có thể thuyết phục con trai anh sao – người mà mới chỉ rời trường đại học về? Nó thì biết gì chứ? Nó thì có kinh nghiệm gì nào? Tôi sẽ đến vào ngày mai.”
Ngày tiếp theo là chủ nhật, tòa án đóng cửa. Ông ấy đến nhà tôi và tôi bảo ông “Trước khi ông bắt đầu – bởi vì cha tôi đã bảo tôi rằng ông đang đến để thuyết phục tôi về việc kết hôn – trước khi ông bắt đầu tôi muốn chúng ta làm một thỏa thuận rõ ràng rằng nếu ông có thể thuyết phục được tôi, thì tôi sẽ sẵn sàng kết hôn. Nhưng nếu ông không thể thuyết phục được tôi thì ông sẽ phải ly hôn với vợ của ông. Ông phải làm gì đó cho việc này trở thành đáng giá chứ. Và tôi tin tưởng ông, vậy nên tôi không đề nghị ông một vị thẩm phán. Tôi yêu mến và tôn trọng ông như tôi yêu mến và tôn trọng cha tôi. Vậy nên tôi không yêu cầu một vị thẩm phán nào đứng ra phán xét cả bởi vì điều đó sẽ giống như không tin tưởng ông. Tôi tin vào khả năng của ông và tôi sẵn sàng tranh luận, nhưng thỏa thuận này cần phải được ghi nhớ.”
Ông ấy nói “Khoan hãy cho ta một chút thời gian, bởi vì ta chưa bao giờ nghĩ về tình huống này. Dù sự thật là ta đã phải sống cam chịu với chuyện kết hôn cả đời ta, nhưng ta chưa bao giờ thật sự có một suy nghĩ nào về nó. Và cậu lại đang đề xuất ta ly hôn nếu ta không thể thuyết phục cậu hứng thú với việc kết hôn. Hãy để ta suy nghĩ lại cho rõ ràng đã. Ta còn có những đứa trẻ và một bà vợ, ta cũng đang có địa vị trong xã hội nữa. Ta không thể ly hôn quá dễ dàng như thế.”
Tôi nói “Và ông nghĩ tôi không có gì sao? Tất cả những gì ông có là quá khứ và tất cả những gì tôi có là tương lai. Quá khứ thì đã chết rồi, đã qua rồi. Tôi đang phải mạo hiểm cuộc sống của tôi, những thứ còn đang tới và chưa tới, và ông thì đang mạo hiểm chỉ những thứ đã đi rồi, xong rồi. Vậy mà ông lại nghĩ ông đang mạo hiểm nhiều hơn những gì tôi đang mạo hiểm sao?”
Và vào ngày thứ hai ông ấy đã thông báo cho tôi rằng “Ta không muốn tranh cãi với cậu về bất cứ thứ gì nữa cả”.
Tôi đã phải đi đến nhà ổng mỗi ngày, và ông ấy luôn nói với vợ “Bà nói với cậu ta là tôi không có nhà”.
Sau cùng người vợ nói “Tại sao ông lại sợ chàng trai đó? Tại sao ông lại phải vào nhà tắm, khóa lại rồi trốn bên trong? Bất cứ lúc nào ông thấy cậu ta đến, tại sao ông lại sợ hãi?”
Ông ấy nói “Bà không biết đâu. Vấn đề là hoặc cậu ta sẽ kết hôn hoặc tôi sẽ phải ly hôn với bà. Nó là một câu hỏi về sự sống và cái chết. Bà cứ đi ra nói với cậu ta rằng ta không có nhà đi.”

Trước khi tôi rời thành phố và vào đại học như một giảng sư, ngày cuối cùng tôi đến nói với vợ ông ấy “Tôi biết ông ấy luôn ở bên trong, và bà cũng biết tại sao ông ấy lại không ra gặp tôi. Chỉ cần bà nói với ông ấy rằng ông ấy có thể là một nhà biện hộ với nhiều kinh nghiệm trong tòa án tối cao, nhưng ông ấy đã thua vụ này ngay từ đầu. Hãy nói với ông ấy rằng ổng nên ngưng khoác lác về việc ông ấy không bao giờ thua vụ kiện nào. Trên thực tế ông ấy đã thua một vụ này mà thậm chí không cần tới thẩm phán. Ông ấy đã có thể là cả hai. Tôi đã trao cho ông ấy cơ hội để là cả thân chủ lẫn thẩm phán. Ông ấy có thể lừa tôi, ông ấy có thể gian trá với tôi. Nhưng tôi biết ông ấy không thể vì thật là một việc khó khăn khi lừa ai đó mà họ tin tưởng quá nhiều vào mình…”
Ông ấy đi ra trong khi tôi đang nói với vợ ông ấy và ông nói “Hãy tha thứ cho ta. Cậu nói đúng. Ta đã luôn tự hào như thế nhưng nay cậu đã làm ta rất sợ. Ta không bao giờ sợ bất cứ ai nhưng ta lại sợ cậu, bởi vì ta không thể nói một lời dối trá nào khi ta nhìn cậu, nhìn vào trong mắt cậu, nhìn vào sự tin tưởng của cậu, tình yêu của cậu dành cho ta. Ta không thể nói dối nhưng ta cũng không thể ly hôn với vợ ta được. Có quá nhiều thứ liên quan và đã có quá nhiều sự đầu tư – ta chỉ không thể làm được. Theo ta cậu nên nói thẳng với cha cậu rằng không có cách nào khác nữa, ông ấy phải nói trực tiếp với cậu điều ông ấy muốn biết”. Cha tôi không bao giờ làm điều đó. Tôi hỏi ông ấy rất nhiều lần, “Tại sao cha không hỏi con về việc kết hôn nữa? Cha đã cố gắng hỏi thăm từ những người khác, tại sao cha không hỏi một cách trực tiếp luôn?”
Ông ấy nói “Ta biết rằng câu trả lời của con sẽ tạo ra phiền muộn cho ta. Câu trả lời của con là không kết hôn về phần con, nhưng nó sẽ trở thành ác mộng đối với ta. Con hãy quên chuyện này đi. Bất cứ gì con muốn làm, thì cứ làm. Nếu con muốn kết hôn, con hãy kết hôn. Nếu con không muốn, hãy dừng chủ đề này lại. Ta cũng đã ném ý tưởng ấy đi từ sớm rồi.”

Việc kết hôn là một trong những sáng tạo ngu ngốc nhất mà con người tạo ra. Nhưng nó được tạo ra với sự quan tâm sâu sắc, với lòng thiện chí. Tôi không nghi ngờ về tính thiện chí, tôi chỉ nghi ngờ về sự khôn ngoan của con người. Mục đích của họ thì có thể đúng, nhưng trí thông minh của họ thì rất xoàng.
Một người có sự hiểu biết thật sự sẽ không bao giờ hứa hẹn về ngày mai, anh ta chỉ có thể nói “Trong giây phút này”. Một người có sự chân thành thật sự sẽ không thể hứa hẹn về tương lai chút nào. Anh ta có thể hứa gì? Ai có thể biết được về ngày mai? Ngày mai có thể đến, có thể không. Ngày mai có thể đến và bạn nói “Tôi đã không như cũ, bạn đã không như cũ”. Ngày mai có thể đến và nói “Anh hãy tìm ai đó khác phù hợp hơn với anh, em cũng sẽ tìm ai đó khác hài hòa hơn với em”. Thế giới thì bao la thế, tại sao phải làm kiệt nó hôm nay? Hãy giữ cho những cánh cửa được mở, hãy giữ cho khả năng thay đổi được sẵn sàng.
Tôi chống lại việc kết hôn. Nó luôn tạo ra những vấn đề không cần thiết, thậm chí là ngu ngốc. Sự sáng tạo ngu ngốc nhất trên thế giới chính là việc kết hôn, bởi vì nó hướng người ta đến với sự giả tạo: người ta luôn thay đổi, nhưng người ta phải tiếp tục giả vờ như thể họ vẫn giữ tình trạng y nguyên như cũ.

Tôi đã ở cùng với hàng ngàn gia đình – ai cũng khổ cả. Và bởi vì tôi được yêu quý nên cả người chồng lẫn người vợ đều đến và mở lòng họ ra với tôi. Cả hai khi tách riêng đều là những người rất tốt, nhưng khi ở cùng nhau thì họ liên tục tạo ra tranh đấu. Mỗi ngôi nhà đều trở thành một chiến trường. Và những đứa trẻ thì phải lớn lên trong bầu không khí bị nhiễm độc ấy. Chúng sớm muộn sẽ học được cùng những kĩ thuật và chiến lược mà cha mẹ chúng đã sử dụng và một cách tự nhiên chúng cũng sẽ lặp lại tất cả những điều đó.
Đó là lý do tại sao mỗi thế hệ đều không ngừng truyền những căn bệnh của nó cho những thế hệ sau. Những thế hệ thay đổi liên tục nhưng những căn bệnh thì trở nên nan y không thể chữa được. Bây giờ chúng ta phải chặn đứng căn bệnh ấy, để cho nhân loại tương lai có thể được tự do khỏi những sự ngu ngốc này.
Đừng chỉ đưa ra một khái niệm mới, nhưng hãy thay đổi nó từ trong nền tảng.
Osho’s Life and Teaching
_Phi Tuyết dịch_

5/1/2017 Đã hiểu tại sao lượng follow tăng và serve bị tắc nghẽn hôm qua, hóa ra do bài dịch này, bạn nào lỡ đọc tới đây mà thấy đồng tình và hiểu được thông điệp của câu chuyện trên, thì thôi.
Bạn nào không hiểu hay chưa hiểu, hay không đồng ý, xin hãy đọc tiếp vài dòng:
Mới đăng lên 2 ngày mà đã đạt 12k likes (thấy sai sai, hay bị hack? hay 1,2k?), anyway chắc chắn là hơn cả bài viết “Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu” năm ngoái rồi.
Nhưng nhìn comment mới thấy buồn, đa phần các bạn hiểu sai quá sai thông điệp trong câu chuyện này. Cùng như cách các bạn đã hiểu sai thông điệp của những bậc giác ngộ khác từ xưa tới nay.

Trí óc các bạn đã quá chật chội với những tư duy cũ kĩ, lối mòn, những tư tưởng bị cài đặt, bị định hướng… đến nỗi nó không còn chút chỗ trống nào cho những tư duy mới mẻ cả. Mà chính những tư duy mới mẻ ấy mới là thứ có thể giải phóng tâm trí bạn, giải phóng linh hồn bạn. Bạn đã sống trong cũ kĩ hàng vạn kiếp rồi, và nếu bạn cứ đóng chặt tâm trí không tiếp nhận những thông điệp mới mẻ thì bạn sẽ lại sống thêm hàng triệu kiếp cũ kĩ như vậy nữa.
Đầu tiên, bạn không biết Osho là ai, và câu chuyện này là một câu chuyện có thật, không phải truyện bịa để bạn cười nhạo.

Osho là một bậc chân sư giác ngộ thuộc thế kỉ 20 – giống như Phật tổ giác ngộ hồi trước công nguyên và Chúa Jesus vào đúng công nguyên vậy – Họ đều là những bậc thầy dẫn dắt nhân loại trên con đường tâm linh – bạn có chê cười những lời dậy của Phật tổ không? Bạn có chê cười những lời rao của Chúa Jesus không? Osho cũng vậy, nếu bạn chê cười là bạn bỏ lỡ một cơ hội vĩ đại để học hỏi, để tiến hóa cho linh hồn của bạn. Bởi vì Phật và Đức Jesus đã thuyết giảng từ hàng ngàn năm trước trong những bối cảnh cổ xưa đến nỗi giờ bạn nghe chúng thấy sao mà khó hiểu. Còn Osho, ông ấy thuyết giảng dựa trên nền tảng nhận thức của con người hiện đại với những mối quan tâm hiện đại: tài sản, danh vọng, chính trị, gia đình, con cái… nên chúng cực kì dễ hiểu và một khi bạn có thể hiểu, cuộc đời bạn sẽ được khai phóng để đến với sự tự do và hạnh phúc.
Đừng chê cười một thứ chỉ vì bạn không có khả năng/chưa có khả năng để hiểu!
Phật nói bạn vứt hết tài sản đi, ném hết vào sọt rác đi, buông bỏ hết đi. – bạn có nói Phật điên không?
Đức Jesus nói hãy đưa thêm má trái cho kẻ nào tát má phải của bạn, hãy yêu thương kẻ thù của mình đi… – bạn có nói đức Jesus là nhảm nhí?
Cũng vậy thôi, Osho kêu bạn rằng hãy vứt bỏ mọi quan niệm cũ kĩ đi, nhìn mọi thứ sâu vào bản chất đi, hãy làm những gì mới mẻ khiến cho đời bạn nở hoa, khiến cho đời bạn thành lễ hội đi… (chuyện không nên kết hôn chỉ là 1 trong hàng triệu lời khuyên của ông ấy) Và bạn chưa biết ông ấy là ai, bạn chưa hiểu được ý của ông ấy là gì, bạn chưa từng đạt tới cấp độ về tâm thức đủ để nhìn ra những sự thật về cuộc đời bạn đang sống.
Ấy thế mà bạn vội phán những điều này là ngớ ngẩn, là nhảm nhí, là ngu si ư?

Phật từ bỏ gia đình vợ con từ khi đi tu tập, Đức Jesus không kết hôn và nói với mẹ mình “bà không phải mẹ tôi”, Lão tử cũng không kết hôn chút nào… bạn có nói họ ngu ngốc không?
Từ khi nào mà bất cứ thứ gì bạn không thể hiểu bạn đều cho là nhảm nhí, là ngu ngốc?
Từ bao giờ bạn còn sáng suốt hơn cả các chân sư của nhân loại?
Bạn nhìn mọi thứ theo quan điểm của những nô lệ – nô lệ của xã hội, họ nhìn mọi thứ theo quan điểm của một người tự do. Và bạn là con chim trong lồng chửi những con chim đang bay lượn trên trời là ngu ngốc?
Tôi thật với các bạn là tôi chán giải thích lắm, trí óc các bạn kín quá nên không chỉ tôi mà đến Thượng đế cũng không chen vào đó được nữa. Tôi chán giải thích nhưng cũng không muốn các bạn hiểu lầm rồi tự đi vào ngõ cụt.
Chắc phải viết thêm một lần nữa về thông điệp này: tại sao kết hôn là một việc ngu ngốc – cái nhìn dưới góc độ của một bậc giác ngộ.


Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Mau đến để đón chào cá Grunion

Mau đến để đón chào cá Grunion

Hoang Lan tóm lược.

Cá Grunion -xem hình- dài khoảng 4 đến 7 inches. Hình dáng thuôn dài có vảy bạc lóng lánh, ăn được.
grunion
Cá Grunion.
grunion
Hình về cá Grunion.
Đời sống của cá Grunion chưa thực sự được biết 1 cách tường tận lắm . Đại khái là cá trưởng thành sau 1 năm và tuổi thọ trung bình là từ 2 đến 3 năm. Điều chắc chắn là có sự liên hệ mật thiết giữa: mặt Trời, mặt Trăng, Trái Đất, thuỷ triều, và tập quán của loài Grunion.
grunion
Cá Grunion trửởng thành.
Đây là loài cá thuộc nhánh mới của họ cá bạc, là 1 trong số những loài cá đẻ trên bờ mà không đẻ dưới nước như đa số các loài cá khác . Cá mái thì đẻ trứng còn cá trống thì quấn quanh cá mái để thụ tinh.
grunion
Cá trống thì quấn quanh cá mái để thụ tinh.
Cá mái quẫy đuôi tạo 1 lỗ nhỏ sâu trong cát, ở ven biển, để đẻ vào đó khoảng 1,600.00 đến 3,600.00 trứng mỗi lần. Trứng cá vùi trong cát, trong thời gian ấp, khoảng từ 10 đến 35 ngày. Điều thích thú là trứng chỉ nở khi có sự va chạm của sóng biển trong lúc thuỷ triều dâng cao.
grunion
Cá mái quẫy đuôi tạo 1 lỗ nhỏ sâu trong cát.
Bạn có thể lấy vài trứng cá đem về quan sát. Hãy xúc 1 ít cát có trứng và bỏ vào trong 1 cái hũ. Cho trứng ở trong điều kiện như nó đang vùi sâu trong cát ẩm ướt ngoài bãi biển và chờ khoảng mươi, mười lăm ngày. Sau đó lấy 1 ít nước biển, bỏ trong 1 hũ thuỷ tinh trắng, trong, cho dễ nhìn, rồi bỏ 1 ít cát có trứng đã ủ hơn 10 ngày trước đó vào. Lắc nhè nhẹ làm như sóng biển lay gọi những cá con ra khỏi trứng. Thật kỳ diệu, chỉ vài phút sau, ngay trước mắt bạn, những cô, những chú cá con hiện ra tung tăng bơi lội.
grunion

Cát có trứng đã ủ
grunion
Những cô, những chú cá con hiện ra tung tăng bơi lội
Hàng năm, ở những bãi biển miền nam bang Cali như ở Orange County, Newport Beach và vùng bắc Cali, thoảng hoặc cũng thấy ở vùng Monterey nữa, từng đàn, từng đàn cá nhỏ Grunion đã vào bờ trong khoảng 4 đêm liên tiếp để đẻ trứng. Cá Grunion chỉ đẻ 2 lần trong tháng lúc thuỷ triều dâng cao, trùng với thời điểm lúc mà trăng tròn hoặc trăng non nhất và cao điểm là từ tháng Tư đến tháng Tám. Tháng mà cá đẻ cũng là dấu chỉ sự thích hợp của biển cả; Vì thế mà cần có những thiện nguyên viên quan sát ở các bãi biển thường có cá đến, vào những ngày đự đoán, để báo cho mọi người biết lúc cá bắt đầu vào bờ đẻ và ở bãi biển nào.
grunion
Cá bắt đầu vào bờ đẻ
Phải giữ cho bờ biển thật êm ả và tạo cảm giác an toàn vì sẽ có con cá thăm dò đi trước. Khi người thiện nguyên chờ cá, thấy điểm lóng lánh trong nước, đó là con cá nhỏ thăm dò. Nếu bãi biển im ắng, thanh bình thì trong vòng 20 phút sau 1 giải bạc gồm hàng triệu con cá lóng lánh dưới ánh trăng uốn lượn vào bờ.
grunion
Con cá nhỏ thăm dò
Những ai trên 16 tuổi có thể mua giấy phép bắt cá để bắt cá Grunion này đem về. Nhưng bạn chỉ có thể bắt bằng tay thôi, không được dùng xẻng xúc để chỉ là bắt cá về thưởng thức chút chút thôi, tránh việc làm thương mại. Bạn không được phép đào lỗ để bẩy cá. Nhưng báo cho bạn biết trước là lắm khi người còn nhiều hơn cả cá nữa đấy. Nhưng ai cũng có ngọn đèn trên trán, chân trần, và 1 cái sô. Rất là nhộn nhịp và vui.
grunion
Chỉ có thể bắt bằng tay thôi.
Bạn có thể thưởng thức món cá dưới nhiều hình thức tùy khéo tay chế biến. Nhưng thông thường và ngon nhất chắc là tẩm bột chiên và để cạnh 1 đĩa rau xanh tươi. Nhớ làm nước chấm hơi chua chua ngọt ngọt.
grunion
Cá Grunion đang đẻ.
grunion
San Francisco
grunion
ALVISO
Ở Cabrillo Beach in San Pedro có đường giây điện thoại để cung cấp tin tức về cá cũng như nơi và lúc cá đến đẻ. Hãy gọi (310) 548-7562.
Ngoài ra, nếu muốn có lịch trình vào bờ của cá, bạn có thể gởi 1 bao thư dán sẵn tem về: GRUNION, California Department of Fish and Game, Marine Region 4665 Lampson Ave. Suite C, Los Alamitos, CA 90720 Hay vào http://www.beachcalifornia.com/grunion-run-annual-schedule.html For more information visit California Department of Fish and Game, Marine Region
Bạn cũng có thể vào Google để tìm hay vào web-site http://www.beachcalifornia.com/grunion-run.html
Hoàng Lan