TOTAL VIEWS_TONG SO KHACH VIENG THAM

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Như một giấc mơ

 
 
Như một giấc mơ
[tỉnh giấc mộng dài]
 
Tôi đã đến rồi sẽ ra đi
Lang thang một kiếp chẳng là gì
Gió sương nay đã phai màu mắt
Còn giọt lệ nào đọng bờ mi
 
Bao năm mê mãi  chốn tình trường
Vụng về nên để lắm tơ vương
Nhớ thương hờn giận rồi than thở
Một giấc mơ sao quá chán chường
 
Bóng ngã thì ra chiều đã tàn
Một chút bâng khâng dạ bàng hoàng
Tỉnh giấc đi thôi ! Đừng mơ nữa
Nghe lòng hiu quạnh lệ chứa chan
 
Ô hay tôi đã khóc thật sao!
Khóc thương hay lụy bỡi bi sầu
Nợ trần phải trả bao lâu nhỉ !
Ra đi rồi sẽ đi về đâu?
Houstons , Texas 2012
Nguyên Thi
 
 
 
 

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Xuân lại về...Xuân mãi mãi đây...



Xuân lại về...Xuân mãi mãi đây...

VỚI AI ĐÂY ?

Một năm thân mến lại vù bay
Đũ tám mươi lăm cốc rượu đầy
Xướng họa đổi trao trăm hướng mạng
Đói no chua ngọt một mình vui
Luật trời hết lúc non thành lão
Việc thế nhiều khi tỉnh lại say
Canh bạc sắp tàn thua khó gỡ
Xuân nầy thương nhở với ai đây ?

Lá chờ rơi

TỰ NHIÊN

Thời gian như thể cánh tên bay.
Họp mặt, chia tay cũng ngập đầy.
Nhìn tới, nhìn lui rồi lại tiếc
Quanh đi, quẩn lại có gì vui.
Thế gian sông núi luôn thay đổi
Bá tánh muôn loài khoái đắm say.
Trả nợ chưa xong... rồi lại nợ.
Đông tàn xuân đến tư nhiên đây.
Trần Mạnh Hùng

XUÂN LẠI VỀ

Vun vút bên trời chim én bay
Xuân sang vui vẻ chén vơi đầy
Thiều quang chín chục chưa tròn nhớ
Đón Tết ba ngày đủ thấy vui
Nem phượng rượu rồng còn chửa tỉnh
Hoa trời thơ bạn đã ngà say
Xuân qua hạ lại ...rồi đông đến
Xuân lại về...Xuân mãi mãi đây...
 
vophubong
 

 

Trò lừa tình giữa lan và ong



Trò lừa tình giữa lan và ong

 
 
 
 
luatinhlan-ong
Cây lan có những đường nét giống hệt một con ong cái. Thảo nào ong vò vẽ đực này nghĩ rằng hoa là một ong vò vẽ cái và thử để có tình dục với cây (ảnh: Esther Beaton - ABC Online)
ABC Science Online -  -Thế giới thực vật của nước Úc là một nơi chứa đầy những chuyện hấp dẫn về tình dục, trong đó câu chuyện về một loài lan có sức quyến rũ tìm cách giả trang thành ong cái để quyến rũ những chú ong vò vẽ lạc đường.

Anne Gaskett, một sinh viên học tiến sĩ tại Đại học Macquaire ở Sydney, đã phát hiện thấy bằng chứng đầu tiên về cuộc chạy đua cách mạng tiến hoá giữa hoa lan và những con côn trùng thụ phấn.

Cô đã sử dụng công nghệ màu tiên tiến để tìm hiểu làm thế nào mà các hoa lan khiến các con ong đực tin rằng chúng đã tìm thấy các bạn tình là những con ong cái.

Cô ta nói kết quả có thể giúp tìm ra những biện pháp kiểm soát côn trùng nhạy cảm với môi trường và bảo vệ các loài lan quý hiếm.

Gaskett đã tìm hiểu cách hoa lan lừa bịp loài ong vò vẽ (Lissopimpla excelsa). Và cô ta nói đối với loài ong này thì cây lan có đủ "những đường cong nữ tính của một con ong cái". Nhưng loài ong không phải dễ bị lừa. Cô đã tìm ra rằng sau vài lần tiếp xúc, các con ong đã tránh quan hệ tình dục với cây.

Gaskett, phân khoa Khoa học Sinh vật, nói rằng, khi đó hoa lan lại phải tăng cường tài bắt chước để trở nên giống hệt ong cái nhằm thu hút ong đực thụ phấn cho nó.

Cô ta nói "Điều này có nghĩa là chỉ có những cây lan có sức thuyết phục nhất thì mới tiếp tục sinh sôi nẩy nở".

Tính thuyết phục

Hoa lan là loài thực vật duy nhất lừa côn trùng bằng trò bịp bợm tình dục như vậy. Mục đích là để thuyết phục côn trùng "kết bạn" với nó. Khi đó ong đực sẽ mang phấn trên cơ thể và đi thụ phấn cho những bông hoa khác.

Gaskett nói điều đặc biệt là loài ong mê muội này đã bị lừa để đi thụ phấn cho 5 loài phong lan khác nhau, thuộc nhóm Cryptostylis. Thông thường một loài côn trùng chỉ thụ phấn cho một loài phong lan. Điều này có nghĩa là 5 cây lan này phải mang đến cho ong đực một cảm giác hoàn toàn giống nhau, mặc dù trông hoàn toàn khác nhau dưới mắt người.

Cô ấy nói "Tôi muốn biết là năm cây lan làm sao mà đã có thể thuyết phục con ong đực rằng tất cả là một con ong cái".

Gaskett sử dụng máy đo quang phổ để phân tích màu của bốn trong số năm hoa lan và một ong cái.

Cô đã tìm thấy hoa lan mô phỏng gần như chính xác màu của ong cái. Cô cũng tìm thấy những hệ số bao gồm màu nền, đường nét tiềm ẩn và phạm vi màu trông rất giống một con ong cái đối với ong đực, kể cả những "tay cầm tình yêu" mà con ong đực nắm vào vào khi giao phối.

Trò lừa bịp quyến rũ.

Cây lan Cryptostylis là giống đầu tiên của những cây lan Úc được tìm thấy kiểu lừa bịp này.

Kết quả tìm kiếm, vào những năm 1920 bởi một thầy giáo - có năng khiếu - nhà tự nhiên học Edith Coleman, đã công bố trong Victorian Naturalistvà được thế giới chú ý đến.

Gaskett nói trò lừa tình giữa lan và ong vò vẽ xuất hiện trong một số những chỗ công cộng ở Úc bởi cây lan là bình thường ở Úc và Tân Tây Lan. Gaskett nói "Mọi người đi qua mà không hề biết là có âm mưu tình dục ngay bên cạnh họ trong công viên".

Cô ấy bây giờ đang nghiên cứu hương thơm của những cây hoa lan và kiểm tra nó trên râu của ong vò vẽ để quan sát vai trò của mùi trong quá trình dụ dỗ.

 
Nguyễn Nam Sách
Dani Cooper
ABC Science Online

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Hoa lan quý hiếm



"Tìm thấy lại" giống hoa lan quý hiếm trên một hòn đảo xa xôi

18/12/201315:00:00(Xem: 1305)
TimThayLaiGiongHoaLanQuyHiem1.jpg
Ảnh: Richard Bateman

Bài này trình bày chi tiết của những bông hoa của bướm - lan Hochstetter [Hochstetter's Butterfly-orchid], một cây lan mới được ghi nhận và đặc biệt quý hiếm mới được tìm thấy lại trên đảo Azorean của São Jorge.

Một giống cực kỳ hiếm bướm hoa lan đã được "tìm thấy lại" ở Azores, một nhóm các hòn đảo ở Bắc Đại Tây Dương.

Các giống đặc hữu này rất hiếm gặp mà nó có thể được giới hạn trong một khu rừng núi duy nhất, theo một nhà nghiên cứu trong nhóm tìm kiếm.

Nó là một trong ba giống bướm lan mà các nhà khoa học tìm thấy đang nở hoa ở Azores.

Phát hiện này làm tăng tính cấp thiết cho hoạt động bảo tồn để cứu các cây lan từ các hiểm hoạ của nạn phá rừng, mở rộng đất nông nghiệp, và "hoa đẹp, nhưng nạn tận diệt xảy ra khi đã được công bố ở các đảo," Richard Bateman, một nhà thực vật học độc lập ở Anh, giải thích cho NBC trong một email.

Ông và các đồng nghiệp thu thập ba loài thực vật từ năm 2009 đến 2012 như một phần của cuộc nghiên cứu tập trung vào nguồn gốc của lan bướm nguyên thuỷ ở các đảo và đa dạng hóa sau này. Nghiên cứu thực địa và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng cây đầu tiên đến từ Địa Trung Hải và nhanh chóng bị thu hẹp và chuyên biệt hóa.

Dữ liệu di truyền và quan sát đã làm cho chúng ta dễ dàng phân biệt sự phổ biến rộng rãi của bướm lan "tràng hoa-ngắn" (short-spurred) và bướm lan quý hiếm với "cánh môi-hẹp" (narrow-lipped). Cây lan thứ ba và hiếm nhất đã được tìm thấy trong một khu rừng của những cây nguyệt quế ở của trung tâm đảo São Jorge, trong đó có hoa thực lớn.

"Các giống quý hiếm nhất, mà có lẽ là gần đây nhất đã phát triển, đã trở lại giống như một sự xuất hiện rộng rãi của loài tổ tiên nghi ngờ của mình trong lục địa châu Âu," Bateman nói.

TimThayLaiGiongHoaLanQuyHiem2
Ảnh: Richard Bateman

Đây là sự phát triển rộng rãi bướm - lan có tràng hoa ngắn -- giống như cây nguyên thuỷ bướm - lan Hochstetter -- đã chụp được ảnh trên đảo lân cận của Pico.

Ông nói thêm theo sự điều tra riêng của mình thông qua các tài liệu được công bố và các bộ sưu tập khoa học cho thấy rằng nhà thực vật học người Đức Karl Hochstetter phát hiện "tất cả ba loài bướm - lan năm 1838 và bị nghi ngờ rằng chúng thực sự là các loài riêng biệt."

Tuy nhiên, các khoa học gia phân biệt các giống lan lúc đó là trong giai đoạn phôi thai và cha của Hochstetter, nhà thực vật học nổi tiếng Christian Hochstetter, công bố một tài liệu của đoàn thám hiểm của họ vào năm 1844 đã "bỏ qua một trong ba mẫu vật và quên không mô tả hai giống kia," Bateman nói.

"Vì vậy, theo lập luận của tôi đó là giống hiếm nhất của ba giống (Hochstetter's butterfly-orchid, bướm - lan Hochstetter) thực sự là mới cho khoa học, mặc dù tên của nó, và các mẫu vật ban đầu liên quan đến tên đó hay không," ông nói thêm.

Kết quả này được công bố trên tạp chí trực tuyến PeerJ đăng vào Thứ ba [https://peerj.com/articles/218/]. Các đồng tác giả bao gồm Paula Rudall của Royal Botanic Gardens Kew và Monica Moura của Đại học Azores.

John Roach là một nhà văn cộng tác cho NBC News.

John RoachNBC News
Nguyễn Nam Sách

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

BÊN DÒNG SẮC KHÔNG



 
BÊN DÒNG SẮC KHÔNG

                       
                    [trường ca lục bát, thơ vophubong [ Dương Lam ]
 
Mùa xuân em mặc áo hồng,
Hoa nào nở nụ giữa dòng thời gian.

 
Chiều nay kinh nở  hoa vàng,
Em ngồi hong tóc cúng dường sắc không..
 
 

Bên thềm chải tóc bâng khuâng,
Áo em tím thuở mùa xuân tóc thề .

 
 
Ta ngồi dưới cội hoa lê,
Bên em mà tưởng nẻo về chiêm bao...
Chiều hôm én gọi lao xao ,
Con ra biển bắc con vào biển nam. 
 
 
Em về hong nắng bên sân,
Thuyền ai thấp thoáng bến xuân gọi đò...

[Trich BEN DONG SAC KHONG -vophubong]
 

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

https://www.google.com/#q=qncbd+wordpress

NGUY HIỂM!



NGUY HIỂM!

Không nên uống nước đóng chai để trên xe, để chai nhựa trong tủ lạnh, dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng!

Bác sĩ chuyên khoa Sheryl Crow khuyên: phụ nữ không nên uống nước đóng chai đã bị bỏ lại trong một chiếc xe hơi. Nh...iệt độ trong xe khiến các hóa chất từ nhựa của chai giải phóng dioxin vào nước. Dioxin là một chất độc được tìm thấy trong các mô ung thư vú.

Vì vậy, hãy cẩn thận và không uống nước đóng chai đã bị bỏ lại trong xe hơi.
Bạn cũng nên sử dụng đồ dùng bằng thuỷ tinh hoặc thép không gỉ đựng thức ăn thay vì sử dụng đồ nhựa.

Không có hộp nhựa trong lò vi sóng. Không có chai nước bằng nhựa trong tủ lạnh. Không bọc nhựa trong lò vi sóng.

Chất dioxin gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dioxin là chất gây độc cho các tế bào trong cơ thể chúng ta.

Gần đây, Giám đốc Chương trình Sức khỏe tại bệnh viện Castle, trong một chương trình truyền hình giải thích nguy cơ về sức khoẻ của đồ nhựa như sau: Chúng ta không nên hâm thức ăn trong lò vi sóng sử dụng hộp nhựa .....

Điều này đặc biệt áp dụng cho thức ăn chứa chất béo. Sự kết hợp của chất béo, nhiệt độ cao và nhựa sinh ra dioxin trong thực phẩm.

Nguồn: Doctor & Hospital

------------ LIKE Bác Sĩ -----------------
Xem thêm

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Cafe chồn Dalat






Cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Tại Việt Nam, cà phê chồn có giá cao nhất là 64 triệu đồng, thấp nhất là 15 triệu đồng/kg. Loại “đúng đạt” được bán tại cơ sở sản xuất là 20 triệu đồng/kg.
Thế giới đã công nhận cà phê arabica Đà Lạt (được trồng ở độ cao từ 1.000m trở lên so với mặt nước biển với nhiệt độ trung bình trên dưới 18 độ C), với 2 dòng chính là catimo và moka là sản phẩm cà phê đứng đầu thế giới.
Một ngày cận tết Giáp Ngọ 2014, chúng tôi đã thâm nhập vào “thế giới cà phê chồn” để phần nào hiểu được kỹ nghệ cà phê chồn số một thế giới hiện nay.
  Đến nay, Đà Lạt chỉ có một cơ sở nuôi chồn để sản xuất cà phê chồn là cơ sở của ông Nguyễn Quốc Minh
Đến nay, Đà Lạt chỉ có một cơ sở nuôi chồn để sản xuất cà phê chồn là cơ sở của ông Nguyễn Quốc Minh
Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Trang trại hiện có 139 con chồn (giống cầy vòi hương châu Á) được nuôi để lấy nhân cà phê .
Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Ở Đà Lạt, người nuôi cho chồn ăn thứ cà phê arabica đứng đầu thế giới để lấy nhân. Từ đó chế biến thành thứ thức uống hạng sang số một thế giới hiện nay quả là một “thú chơi” có một không hai trên thế giới!
Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Cầy vòi hương cũng có thể tự đi ăn trong vườn cà phê.
Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê  giá nghìn đô ở Đà Lạt
Cầy vòi hương chỉ lựa những hạt cà phê chín đỏ để ăn.
Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Sau khi ăn, chúng thải ra thứ nguyên liệu “hấp dẫn nhất thế giới”.
Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Sau khi rửa sạch, thứ nguyên liệu đó được cho vào máy xay.
Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê  giá nghìn đô ở Đà Lạt
Khách hàng chứng kiến việc rang xay cà phê chồn tại chỗ.
Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Pha chế cà phê chồn quả là một kỳ công.
Cận  cảnh sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Cà phê được nấu chín bằng cồn.
Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Cà phê chồn đã chín.
Cận cảnh sản  xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Chế cà phê ra ly.
Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở  Đà Lạt
Ngửi cà phê là công đoạn không thể thiếu trong “quy trình” thưởng thức cà phê chồn.
Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Nhấp nháp từng ngụm nguyên chất (không đường, không sữa, không đá).
Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Hạt cà phê catimo và moka là thứ thức ăn ưa thích của cầy vòi hương.
Cận cảnh  sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Chơi đùa với du khách.
Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Cả tập thể thưởng thức cà phê chồn

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Muôn nhà vạn sự được an khang…



QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU
[Tiep theo va het]
 
 
Chiều mưa nghe gió Hoàng sa lạnh,
Tráng sĩ dừng cương buốt lạnh lòng.
 
Kiếm gỏ sao khuya tràn  hận biển
Gươm mài núi khuyết ngập hờn sông.
 
Vua Hùng dựng nước - ngàn son sắt
Dân Việt chung xây - một chữ đồng,
Hẹn quyết ngày mai thề lấy lại,
Tấc vàng tất đất của cha ông
 
  28



Cha ông yêu quí từng cây cỏ,


Từng cánh cò bay bạt trắng ngàn.
Tiếng sáo dập dìu trong khoảng vắng,
Giọng hò êm ả giữa chiều sương.


Đàn trâu thong thả về ngang xóm.
Lũ trẻ hò reo trở lại làng .
Bà lão đêm đêm cầu Trời Phật ,
Muôn nhà vạn sự được an khang…
 

 
[Thay Đoạn Kết]

KHANG AN MỘT CÕI TRỜI HOA

CON RỒNG CHÁU LẠC NHÀ NHÀ ĐẸP VUI
Nằm đêm góp nhặt đôi lời

     Chúc Em Hạnh Phúc Chúc Đời Tự Do...
 

vophubong

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Xuân mãi là xuân của chúng ta.

 
 
XUÂN MÃI LÀ XUÂN...



Xuân mãi còn xuân mãi hát ca,

Xuân đâu đây ở khắp muôn nhà…

Xuân bên chén rượu nồng say đắm,

Xuân cạnh nụ hồng thắm trổ hoa.

Xuân đến sáng nay bên nắng sớm,

Xuân về đêm ấy giữa trăng tà...

Xuân em ,xuân bác ,xuân anh chị,

Xuân mãi là xuân của chúng ta.


Xuân mãi là xuân của chúng ta.

Xuân mang tươi khỏe đến muôn nhà.

Xuân em lữa bén ngàn duyên thắm,

Xuân chị hương nồng vạn sắc hoa.

Xuân của đất trời luôn bất tuyệt,

Xuân trong tâm thức lẽ đâu già?

Xuân qua xuân lại rồi xuân đến,

Xuân mãi còn xuân giữa chúng ta…
 
    vophubong[voduonghonglam]

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

BĂC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ VÀ



ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ-DẬU 1978


Như mơ ngày Tết xuân năm ấy

Nguyễn Huệ oai hùng giữa núi sông.

Áo trận thơm nồng xuân Kỷ Dậu,

Giáp bào rạng rỡ đất Thăng Long.

Trời Nam Lừng Lẫy Trang Hào Kiệt,

Sử Việt Vang Danh Giống Lạc Hồng.

Thắp nén hương lòng dâng Tổ Quốc,

KHÓI TRẦM LỘNG GIÓ QUYỆN TRỜI ĐÔNG...


vophubong [voduonghonglam]­


Chiến thắng XUÂN KỶ DẬU (1789)

Bài chi tiết: Trận Ngọc Hồi - Đống Đa, Trận Hà Hồi, Trận Ngọc Hồi, Trận Đống Đa, và Trận Thăng Long

Thần tốc bắc tiến


Trận Ngọc Hồi - Đống Đa

Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế nhà Thanh là Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.

Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm,[41][42] Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh.[43]

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn,[44][45] tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Tôn Sĩ Nghị coi thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các tướng của Chiêu Thống thì có lo đôi phần, hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh Tây Sơn.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.

Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.

Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn,[46] có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.

Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.[47] Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.[48][49] Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân. 

Hoa nào ướp chén trà sen thơm nồng ?







LỤC BÁT ĐẦU NĂM


Sáng ra ngắt cánh hoa rừng, 

Lên chùa lễ phật ngát hương mùi thiền.





Hoa nào tịnh độ hóa duyên ?

 
Hoa nào ướp chén trà sen thơm nồng ?

Lan nào xanh ngát thu đông ?

Tình nào xanh ngát cho lòng thiết tha ?


 


Sương nào ướt  thắm ngàn hoa ?

 Rượu nào say giữa  trăng tà đêm nao ?...


 
[ Trích BÊN DÒNG SẮC KHÔNG ]
[ thơ vophubong-voduonghonglam]

 

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Như gió như mây chẳng hẹn hò.




QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU [tiep theo]

Riêng cho HUẾ..]
 
Mười ba thuở ấy lòng e thẹn ,

Như gió như mây chẳng hẹn hò.

Như nước sông Hương dòng bẽn lẽn,

Gởi tình Vỹ Dạ nón bài thơ .

Trường Tiền nắng đổ mười hai nhịp,

Thiên Mụ chuông sầu vạn cổ xưa .

Hẹn gặp lại em ngày qua Huế,

Về đò An cựu tắm chiều mưa…

vophubong [voduonghonglam]

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG



MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG

NAM MOI MỜI CHƯ HUYNH ĐỆ XEM một bàn cờ thế hay:



MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG



-----------------------------------------------------------



Bàn cờ thế nầy có 115 nước đơn




Đỏ đi tiên [đến nước 115 đỏ thắng]




Thành phần tham chiến :




Đỏ = 16 quân - Đen = 16 quân



Xem biến hóa bàn cờ :


Đỏ đi tiên [đến nước 115 đỏ thắng]


THƠ ĐƯỜNG XƯỚNG HỌA

RA CHIẾU




Tốt đầu lủi tới địch hơi nao.
Sỹ, Tượng gác lên cũng được nào.
Địch tóat mồ hôi xe cản lối.
Ta reo hồ hởi pháo dương cao.
Ta tung vó ngựa tràn cung cấm.
Địch bỏ pháo giăng mở cổng vào.
Trận đánh đương hăng chưa thắng bại.
Pháo ào ra chiếu chả ra sao.
Trần Mạnh Hùng

MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG


Ta vốn hùng binh há dễ nao
Tiền phương địch dụ giữ đâu nào
Cờ dương nhạc trổi quân reo dậy
Súng đã lên nòng quyết chí cao
Tốt tấn xa hoành công chính diện
Ngựa quỳ pháo giác trấn cung vào
Khải hoàn trống trận rền vang dội

Mã đáo thành công - tướng gắn sao...

voduonghonglam

[vophubong]