HÀ THẠCH HÃN – SỰ THẬT TRẦN TRỤI
1.Cả
bọn 7
người ráo
riết
chuẩn
bị cho
chuyến tham quan
Vườn
Quốc gia Cát Tiên
từ hai
tuần
trước. Tâm
trạng ai
nấy
đều háo
hức
chờ
đợi
được khám phá
một di
chỉ văn hóa, thăm thú các
thảm
rừng nguyên sinh và
nhất là
được
mục
sở
thị các loài
động
vật
nơi đây.
Nhưng
háo hức bao nhiêu thì
lại
thất
vọng
bấy nhiêu. 20 g 15,
cả bọn được
xe ô tô đưa đi xem thú, cách
khu nhà nghỉ
chừng 10 km. Thú
thật, trong thâm tâm ai cũng
nghĩ rằng
đấy là
một bình nguyên
rừng phong phú
về
chủng loài và đa
dạng
về mặt sinh học như
những khu
bảo
tồn ở Nam Phi mà ti vi thường phát. Thế nhưng
trái với
những gì
người ta
mường
tượng,
nơi chúng tôi xem thú
chỉ là
những
trảng
cỏ
thưa
thớt bóng cây và không
một
tiếng chim kêu hay
vượn hót.
Tuy vậy, ai cũng căng mắt dõi theo ánh đèn pha từ tay anh nhân viên kiểm lâm liên tục quét vào rừng. Và, thi thoảng theo ánh đèn ấy mới
thấy
từ xa
hiện ra 1-2
đốm xanh mà nhân viên
kiểm lâm cho là
mắt nai hay
mắt
chồn(!).
Họa
hoằn
lắm
mới
nhận ra
một vài dáng nai
mờ ảo lững
thững
nơi xa tít. Và…
chấm
hết!
Anh bạn đi cùng không giấu được
nỗi
thất
vọng:
Vậy mà
gọi là xem thú sao?!
Ngại ngùng, tôi
phải ra
dấu cho anh
ngưng…phát
biểu
cảm
tưởng vì
sợ làm nhân viên
kiểm lâm
hướng
dẫn
phật lòng.
2. Sáng hôm sau, chúng tôi được đi tham quan Trung tâm cứu hộ
linh trưởng
Đảo Tiên, cách đó
khoảng 15 phút đi
xuồng.
Thật
bất
ngờ khi
được
biết
nơi đây đang có
đến 6 tình
nguyện viên
người
nước ngoài sang
hỗ
trợ trung tâm
về chuyên môn và
trực
tiếp chăm sóc thú. Đáng trân
trọng
hơn,
họ tình
nguyện sang
Việt Nam
phục
vụ không
lương trong
khoảng 1-2 năm
với
mọi chi tiêu
đều
từ
tiền túi
của mình.
Vậy mà
họ tận tâm chăm sóc thú đến kinh ngạc. Lúc chúng tôi đến, đang có 3 nữ tình nguyện viên miệt mài cọ rửa
chuồng
trại còn
sạch
hơn
cả nhà
ở của mình. Và, khi một người trong nhóm chúng tôi rón rén
đến
gần
chuồng
vượn
để quan sát thì
liền
bị nữ tình nguyện viên này yêu cầu rời
khỏi đó ngay
bằng
một
giọng
Việt
lơ lớ: Xin lỗi, không được đến
gần vì làm
vượn
sợ!
3. Trưa cùng ngày, chúng tôi rời Cát Tiên và trên đường ra đã ghé lại một
quán ăn gần đó
để lót
dạ
trước khi
trở
về Sài Gòn.
Vừa
ngồi vào bàn
chừng 2 phút, anh
bạn đi cùng
chợt ra
hiệu,
chỉ
trỏ và
hướng
sự chú ý
của
mọi
người
về phía nhà
bếp…
Thật
khủng
khiếp, bên
dưới gian
bếp
của quán ăn đang treo
lủng
lẳng
một con
voọc chà vá (có tên trong sách
đỏ)
vừa
bị phanh thân
mổ bụng toang hoác, trong khi mắt con vật vẫn
trợn
trừng
như
chưa thôi kinh
ngạc vì
sự man ác
của loài
người.
Bàng hoàng đến thẫn
thờ!
Trên đường về,
hình ảnh
về con
voọc
cứ đeo
đẳng mãi trong tâm trí tôi
với
những câu
hỏi day
dứt:
Tại sao
những cô gái
nước ngoài kia
lại yêu
thương
động
vật hoang dã
đến
thế, trong khi chúng ta
vẫn luôn săn tìm và
tận
diệt chúng
để
phục
vụ cho
nỗi thèm ăn
của mình và ai đó? Bao
giờ
người dân mình
mới
nhận
thức và hành
động đúng
mực
để hạn chế
những tác
động
của
biến
đổi khí
hậu? Làm sao
để khái
niệm
“đưa trái
đất
về
vườn nhà”
gấn gũi
với
tất
cả mọi người? Phải chăng ý thức về
môi trường
của dân ta kém
hơn dân Tây?
Những câu hỏi ấy
đến nay
vẫn
chưa có
lời đáp…
Nguồn:
hathachhan.wordpress.com
Nhiều chuyện buồn mà nói ra chẳng hết
Trả lờiXóaVới bao điều gai mắt ...biết sao đây ...................
.........
" Phải chăng ý thức về môi trường của dân ta kém hơn dân Tây? "
Trả lờiXóaĐây đúng là 1 trong nhiều nguyên nhân săn bắn động vật hoang dã đó bạn .
Đọc entry của bạn mà thất thật buồn cho sự kém ý thức của số dân Việt mình ,và những hành động của những tình nguyện viên nước ngào thật đáng trân trọng đó bạn
Trả lờiXóa