Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

KINH KIM CANG

                                                                   

                                                                              
 
Như lai chẳng đến chẳng hề đi [1]
Phật tại từ Tâm- Tâm tự sinh
“...Lấy sắc cầu Ta – không mong gặp...
Dùng thanh kiến Phật - chẳng lai sinh”[2
                            Tâm chơn vạn pháp tâm là một
Tâm vọng ngàn duyên sắc khởi sinh
Thế giới đó là không thế giới [3]
Nhân sinh chẳng phải ấy nhân sinh...
 vophubong

[1]Như lai là không từ đâu đến, cũng không từ đâu đi nên mới gọi là Như lai...[Như lai giả,vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như lai...Phật thuyết,kinh Kim cang...]
[2]Nếu lấy sắc thấy ta,lấy âm thanh cầu ta,
Người ấy hành tà đạo,chẳng được thấy Như lai
[Nhược dĩ sắc kiến ngã,dĩ âm thanh cầu ngã.
Thị nhân hành tà đạo,bất năng kiến Như lai...Phật thuyết:Kinh Kim cang]
[3]Phật thuyết: Ngã kiến,nhân kiến,chúng sanh kiến,thọ giả kiến ; tức phi ngã kiến,nhân kiến,chúnh sinh kiến,thọ giả kiến...;thị danh ngã kiến,nhân kiến,chúnh sanh kiến,thọ giả kiến...Kinh Kim cang]

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

KINH HOA NGHIÊM [1]

HỢP TAN


Cứ tưởng trần gian là cõi thật
Đâu ngờ nhân thế kiếp lai sinh.
Mây và gió hữu duyên tương ngộ
Hoa với xuân giao kết tử sinh
Như hạt mưa hoà trong vạn vật
Như giòng đời nối tiếp phù sinh
Hợp tan, tan hợp trong luân chuyển.
Nhân qủa đắp bồi kiếp chúng sinh
Trần Mạnh Hùng
 

TƯƠNG KHẮC TƯƠNG SINH

Cuộc đời cũng giống như nằm mộng
                                               
       Đủ cả vui buồn cợt chúng sinh

Lắm kẻ tự cho rành cõi chết
 
Nào ai hiểu rõ kiếp nhân sinh

Trần gian nguyện ước không bờ bến

Cỏi tạm cầu xin được tái sinh

Nguyên lý càn khôn nào dễ biết

Ngũ hành tương khắc với tương sinh.

Lá chờ rơi 25/03/2013

 
 KINH HOA NGHIÊM [1]

 
Bao nhiêu thế giới cõi vi trần

Trong mỗi vi trần một cõi sinh

Phật hiện Bửu Quang vô lượng số

Như Lai tự tại cổ lai sinh

Tu di vô số vô lượng núi

So chỉ bằng sợi lông chúng sinh

Vạn hữu thế gian bằng hạt cải
 
  Nhân sinh vạn pháp hóa duyên sinh ...
Dương Lam[vophubong­
 

 
[1]Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh.
Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu.
Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể.
 Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước.
Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh.
Tâm trùm khắp cả pháp giới.
Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải.
Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Ðó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng...
Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại-thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp.
 

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

TIẾNG QUỐC GỌI BÊN HÈ

Thềm sương tiếng cuốc gọi bên hè,

Giọng chị hò ơ dưới luỹ tre .
Giã gạo nuôi em ngày mẹ yếu,
Bồng con đứng đợị buổi anh về
gaoa.jpg
 
Canh rau tối ngủ còn lưng bụng,
Cơm nguội khuya nằm dạ tái tê .
Những tưởng ngày xuân tràn mộng đẹp,
Nào hay mưa dột chẳng tranh che

tranhche.jpg
vophubong

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

LỬA LỰU HÈ SANG ĐỎ THẮM TƯỜNG




Nguyên trinh còn giữa mùa xuân thắm
        Lửa lựu hè sang đỏ thắm tường.
Bạn cũ trở về say hẹn ước,
Người xưa nhớ  lại lúc tha hương.



 Hoa trôi bến chợ đời lưu lạc,  
      
Dế gọi vườn hoang cảnh đoạn trường.
   Mẹ ngóng tin con mòn mỏi đợi 
Tiếng gà xao xác gáy thềm sương.
[ Trích Quê Hương Và Tình Yêu...Duong Lam vophubong­   

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

2. HOA ĐÀO MỘT CÁNH NỞ NGUYÊN TRINH


 

Cuối trời xin hẹn gặp lại em,
                           Cho thắm bờ môi mắt hữu tình.
Cho ấm bờ vai ngày tái ngộ,
Cho nồng hương lữa kiếp ba sinh,


Duyên xưa xuân đến bao lần gặp
Tình cũ thu đi …chẳng dễ tìm .
Rượu hết bên nhau - chìm lối mộng,
Hoa đào một cánh vẫn nguyên trinh… 

[Trich QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU ..]
[Duong Lam vophubong­­ ]­­­

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU

 QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU
Em sắp say rồi !!! uống nữa thôi ?
- Cờ chưa tan cuộc vẫn còn chơi ...
Giang hồ gác mái – bên sông vắng,
Trăng nước thuyền khua- một trận cười .


Tình vẫn tràn - như dòng nước chảy,
Thơ còn đầy - tựa áng mây trôi.
Nửa đêm thức giấc hồn ngơ ngác,
Rưọu hết tìm em - tận cuối trời…
voduonghonglam

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

UỐNG RƯỢU MỘT MÌNH


Uống rượu một mình
Dẫu thấy một mình ta ung rượu
Đng tung trn gian đã hết người
Chng qua rưu đời còn quá ít
Chỉ đủ mt mình ta ung thôi…
Bạn ở trời xa còn nỗi nhớ
Gửi về làm đồ nhấm nhậu chơi
Mối sầu  nghẹn từ thiên cổ
Ta hoà với rượu nốc một hơi
Từ buổi dong thuyền ra biển lớn
Ân tình bỏ lại phía sau lưng
Nếu không uống rượu đâu còn nhớ
Ai còn ôm mặt khóc rưng rưng
Uống rượu một mình như uống nước
Nước vào trong ruột, nước trong ta
Nước ở ngoài xa là nước mắt
Oan khiên đổ ập xuống muôn nhà
Mỗi độ xuân về nơi xứ lạnh
Một mình uống rượu nhớ miên man
Đã chôn dĩ vãng vào trong tuyết
Còn tiếc làm chi giấc mộng tàn …
Lê Vinh 



Uống rượu một mình
[bài họa]


Bao giờ thấy chén ta cạn
Hãy uống giùm ta một chén sầu
Người thấy đó sầu ta quá lớn
Bạn bè còn lại mấy ai đâu ?
Bạn chừ có đứa thành thiên cổ
Có đứa còn dong ruổi cuộc chơi
Có đứa đêm ngày còn dõi mắt
Nhìn xa mòn mõi một phương trời..

Phương trời ...từ buổi thuyền xa bến
Rượu đắng mềm môi uống một mình
Rượu uống ngàn ly sầu chửa cạn
Sầu lòng như nước chảy lênh đênh...


…Mà thôi rượu cũng theo theo buồn chảy
Ruợu chảy bao đêm dễ  phá sầu ?
Hãy rót giùm ta thêm chén nữa
Rượu tàn chưa chắc cạn đêm thâu…

Ngày mai trên bước đường lưu lạc
Ai kẻ sang sông hướng bạo Tần ?
Ai kẻ mài gươm làm dũng sĩ  ?
Dịch thủy hề! Dịch thủy hề !!!
Nước chảy đã bao xuân ?…

voduonghonglam



 

 

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

THƠ ĐƯỜNG XƯỚNG HỌA

Cõi Thế Gian
Tự nhiên muốn khóc dạ nôn nao
Khóe mắt cay cay lệ muốn trào
Cứ tưởng thế gian là đối nghịch
Đâu ngờ nhân thế chốn tâm giao
Lòng trao, phận gởi tình thân ái
Tay bắt, mặt mừng ý khát khao
Khóe mắt cay cay ngời hạnh phúc
Tự nhiên muốn khóc dạ nao nao
 
Trần Mạnh Hùng

GIẢI NGHĨA TÌNH YÊU
Từ đâu hồn bỗng thấy nao nao
Chẳng biết vì ai lệ ứa trào
Chẳng phải ghen sao lòng thổn thức
Thì ra yêu đấy dạ tương giao
Vai kề má ấp môi say đắm
Mặt thẹn tay vòng mắt khát khao
Muôn thuở Ái Tình luôn rối rắm
Khi cười khi khóc lúc nôn nao...

Tú lang thang

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

CÔ BÉ TRONG VƯỜN XOÀI BÌNH CHÁNH

               
 
  CÔ BÉ TRONG VƯỜN XOÀI BÌNH CHÁNH


 
   Nhân có người bạn gái gởi cho mấy nhánh xoài  ...Lam nhớ lại  một thời ,không nhớ là năm mấy ,1970 hay 71 gì đó ,có lần  mình đóng quân ở Bình chánh , một buổi sáng đi thăm chơi  quanh vùng  , ghé vào một vườn  xoài , sum sê , xanh tốt , bao bọc quanh một ngôi nhà ngói rộng  , ba gian  hai chái - vùng này thường gọi là nhà lai?- .Chủ nhà là một ông già khoảng 50,60 tuổi có đãi cho Lam một bữa nhậu đặc biệt gồm một đĩa xoài tuơi và mấy xị  rượu đế .
  Đó là một buổi sáng thanh bình , bầu trời trong xanh bao la ,gió mát thổi từ miền đông bắc lại . Lam biết đó là gió đông bắc vì  hôm ấy hình như là muà hè , buổi trưa thường có gió đông bắc từ biển thổi vào  .
Buổi nhậu thật đơn giản ,chỉ  có trái xoài được  cắt nhỏ ra , chấm mắm đường và xị rượu đế  - không nhớ là đế  Bà đen hay đế Hóc môn - Hồi đó Bình chánh còn thuộc  tỉnh Gia định . Người  dân Bình chánh rất hiếu khách . Họ sống an nhiên  ,tự tại  , ung dung nhìn đời .Ông già ngồi  vừa uống rượu ,vừa nói  chuyện thời tiết  mưa nắng , mùa màng , chàng trẻ tuổi vừa nhâm nhi vừa gật gù tán thưởng .Thỉnh thoảng ông già có kêu cô con gái nhỏ chạy ra ,chạy vào pha bình trà , hay  rót ly nước.- biết đâu cô bé ngày đó lại không là  Vân bây giờ ?  -  Rồi cô bé  lại vô tư chạy ra ngoài vườn  bắt bướm , hái hoa - hoa Huệ trắng nỗi tiếng vùng quê đó -
  Cảnh tượng lúc ấy thật là :

         Cô bé ngây thơ như cổ tích ,

         Ông già tự tại tựa  thần tiên

         Chàng trai như lạc vào trong mộng ,
         Có phải Đào nguyên ở chốn trần  ? …

  Thuở bấy giờ  Bình chánh thật   bình yên ,chiến tranh không quên sót một nơi nào, [ nhưng hình như chiến tranh cũng  hiền lành phần nào với Bìnhchánh, cho nên sau 75 ,Bình chánh cũng không thiệt hại gì cho lắm  , so  với bao vùng quê thân yêu khác bị tàn phá  nặng nề .]
  Khoảng 2 giờ chiểu ,chàng trẻ tuổi đứng dậy từ giã vì có bạn từ trại ghé lại gọi v ,thì ông già cũng đã ngà ngà say. .. Cuộc vui nào cũng tàn , cuộc chia tay nào cũng lưu luyến , cô bé có làm  quà cho chàng trẻ tuổi hai trái xoài xanh…
.Cuộc đời như một dòng  sông  ,nước đi , đi mãi có bao giờ trở về , từ đó đến sau năm 75 , Lam cũng không có dịp  nào ghé lại thăm ông già  và cô  bé , đời lính mà  , cái balô và cây súng , rày đây mai đó  ,cũng có đôi lần trở lại Bình chánh, nhưng  nào  phải được đi
qua chỗ cũ , khi thì ngủ đêm Tân Quí Tây - một thị trấn nhỏ  của Bình chánh -, đêm nghe tiếng Dạ Lan nức n  , khi thì nằm Tân Túc , đêm nghe  tiếng ếch nhái , ểnh ương  huyềnh oang ; tiếng súng nổ đì đùng ,  tiếng bom dội xa xa đâu vùng Long an  ,Hậu nghĩa ...
    Hôm nay ,chợt thấy mấy trái  xoài xanh  ,cùng với nhánh cành sum sê  xanh  tốt , động lòng nhớ lại , một thở xa xưa  , ghi vội  mấy dòng , gi làm kỷ niệm...

 
duonglam[vophubong]

NIỀM THƯƠNG

THƠ Đ ƯỜNG XƯỚNG HỌA

NỖI NHỚ
Nỗi nhớ nào bằng nỗi nhớ đây
Bao nhiêu mong ngóng chất sao đầy.
Từng đêm trăn trở trong thao thức.
Từng phút mơ màng đến ngất ngây
Nỗi nhớ tình nồng lưu luyến đợi.
Niềm thương dấu ái cảm say hoài.
Hỏi em còn thức hay say ngủ.
Có biết ai
kia vẫn đợi đây.
Trần Mạnh Hùng

NIỀM THƯƠNG
 Em yêu anh biết nói sao đây
Trăm nhớ ngàn thương đã chật đầy
Hạ đ mê màu môi tuyết ngọc
Thu vàng mơ dáng liểu thơ ngây
Bao đêm đông trắng nằm mong mõi
Một thuở xuân hng nặng cảm hoài
Em hỡi ân tình muôn vạn nẻo
Anh còn vẫn mãi đợi chờ đây...
voduonghonglam

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

KINH KIM CANG


KIM  CANG
BÁT NHẢ BA LA MẬT TÂM KINH

Thuyền hoa vượt bến hoang mê
Nương chèo bát nhã vượt bè qua sông
Vô biên vô lượng đóa hồng
Vọng Tâm hàng phục Tâm không trụ hằng

voduonghonglam

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

TRANG THƠ ĐƯỜNG XƯỚNG HỌA:

TRANG THƠ ĐƯỜNG XƯỚNG HỌA:
------------------------------------------


TUỔI BIẾT GIÀ


 Thu chết từ khi tuổi biết già
Chút tình còn lại bị mèo tha
Ngoài sân cỏ dại cười hoa lá
Trước ngõ dấu mòn đón bóng ta
Mấy lúc khách xa đùa cũng chẳng
Đôi lần rượu cũ nhậu thôi mà
Tây Kha gốc mận tha hồ ngủ
Bỏ mặc Cung Hằng mặc Tố Nga.

Cao Linh Tử



DỄ ĐÂU GIÀ


Thềm trăng muốn đến hỏi Hằng nga

Ngàn tuổi sao em vẫn mượt mà ?

Bỡi nắng xuân vàng e ấp bạn
                               Hay trời thu tím vấn vương ta

Rượu say nhạc trổi lời êm ả

Thơ họa vần gieo ý thiết tha

Mai lướt phi thuyền cung quế đến

Trừơng sinh mượn thuốc dễ đâu già...


voduonghonglam



MỘNG THẤY HẰNG NGA
 
Trắng râu còi tóc dẫu hơi già
Nhưng chuyện tâm tình vẫn thiết tha
Già mặt già mày là lắm kẻ
Nhiều yêu nhiều được chỉ mình ta
Tuổi trời chồng chất nào ngao ngán
Chuyện thế mông mênh vẫn mượt mà
Nếu chẳng có ai thời ngủ quách
Biết đâu nằm mộng thấy Hằng Nga.
 
Lá chờ rơi 13/03/2013
 

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

EM CỨ ĐẾN...


 Trang sáng tác :THƠ MÙA XUÂN


EM CỨ ĐẾN...
Mùa xuân ơi tha thiết đến vô cùng...

Em cứ đến
như cây vừa trổ nhánh

Đêm tần ngần
mưa thắm nụ tầm xuân

Hãy hò hẹn
như bài thơ em viết đó

Ngàn thiết tha
huyền diệu đến vô chừng..

Em cứ đến
và em cứ đến

Rượu đầy môi
say đắm giữa mùa hôn

Hoa đã nở
bên trời khoe sắc thắm

Thơ đầy trang
tràn ngập cả tâm hồn

Em cứ đến
Và em cứ đến

Trái tim hồng tha thiết
giọt tình xuân

Môi em nở
như tình em hé nở

giữa hương khuya
ngào ngạt trắng trong ngần


Em cứ đến
Và em cứ đến

Chào nhau đi em ơi
XUÂN THA THIẾT VÔ CHỪNG

Chào nhau đi em ơi

Đêm huyền diệu vô cùng

voduonghonglam


Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

HAI BÀ TRƯNG

 

  DANH NHÂN NƯỚC VIỆT

GƯƠNG HAI VỊ NỮ ANH HÙNG DÂN TỘC :
 
 HAI BÀ TRƯNG


Giáp bạc yên vàng giục giã cương,

Cờ bay kiếm bạt dậy sa trường.

Long thành [1] gót ngọc an bờ cõi,

Nam quốc má hồng định nghiệp vương.

Nợ nước duyên chồng thề một dạ,

Tình em nghĩa chị nguyện chung đường.

Ngàn thu gái Việt còn kiêu hãnh,

Má phấn muôn đời tõa sắc hương

Dương Lam

vophubong


[1] Long thành [thành Long biên địa danh Hà nội thời bấy giờ]

-------------------------------------

Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên [3]

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta

Ba thu gánh vác sơn hà

Một là báo phục hai là Bá Vương

Uy danh động tới Bắc Phương

Hán sai Mã Viện lên đường tấn công

Hồ Tây đua sức vẫy vùng

Nữ nhi địch với anh hùng được sao!

Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo

Chị em thất thế cùng liều với sông!

Trước là nghĩa, sau là trung

Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn...

[Việt nam Quốc sữ diễn ca]
 

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

BÀ TRIỆU ẨU : TRIỆU THỊ TRINH

 
 
GƯƠNG DANH NHÂN NƯỚC VIỆT


 


Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta"




 

Đạp cơn sóng dữ quậy ngông cuồng
Chém cá tràng kình dậy biển Đông

  Giúp nuớc xây nhà xua giặc mạnh
 
Dương cờ khởi nghĩa dựng binh hùng

 Bồ Điền[ 1] giữa trận so đao kiếm
Non Việt bên trời lập chiến công
Nữ tướng Nhụy Kiều danh nỗi tiếng [3]
Ngàn sau rạng rỡ núi non Tùng [ 4] 
  vophubong



[  
 
--------------------------------  
  Chú thích:
[1] Bồ- Điền : căn cứ địa xảy ra những trận chiến quyết liệt giữa quân Bà và quân Ngô... 
[2]  Nhụy Kiều : Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa.
[3]  non Tùng : Nơi Bà tuẫn tiết...sau có đền thờ Bà...
--------------------------------------------------------------
Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248)
(Bà Triệu)
"Muốn coi lên núi mà coi
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng"
Trong lịch sử đấu tranh chống ách đô hộ và giành độc lập cho nước nhà, nếu đỉnh cao của thế kỷ I là khu vực Giao Chỉ và đỉnh cao của thế kỷ II là vùng Nhật Nam, thì đỉnh cao của thế kỷ III lại là quận Cửu Chân. Thực ra, ngay từ cuối thế kỷ II, nhân dân Cửu Chân cũng đã từng phối hợp chặt chẽ với nhân dân Nhật Nam trong cuộc đấu tranh chống ách thống tri của nhà Hậu Hán. Chính họ đã góp phần không nhỏ vào quá trình tạo lập nên vương quốc của người Chăm (năm 192). Tuy nhiên, chói lọi nhất thế kỷ III vẫn là cuộc khởi nghĩa ở trung tâm quận Cửu Chân do Triệu Thị Trinh phát động và lãnh đạo.


Triệu thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình hào trưởng. Triệu thị Trinh là một phụ nữ có tướng mạo kỳ lạ, người cao lớn vú dài nǎm thước. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, làm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên dùng tài làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận.
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà gả chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình mà đến nay không mấy người Việt Nam là không biết: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ sao lại chịu khom lưng làm  tì thiếp người ta". Truyền thuyết kể rằng, nǎm 248 khi Triệu Thị Trinh khởi nghĩa trời đã sai đá núi loan tin tập hợp binh sĩ trong vùng. Đêm khuya từ lòng núi đá phát ra rằng:

"Có Bà nữ tướng.

 Vâng lệnh trời ra.

 Cỡi voi một ngà.

 Dựng cờ mở nước.

 Lệnh truyền sau trước.

 Theo gót Bà Vương".

 Theo đó dân chúng trong vùng hưởng ứng nhiệt liệt, có người mang theo cả bộ giáp vàng, khǎn vàng.... dâng cho bà. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt được tôn làm Chủ tướng. Bà Triệu là Nhuỵ Kiều tướng quân (Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa). Khi ra trận Bà mặc áo giáp vàng, chít khǎn vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi một ngà. Quân Bà đi đến đâu dân chúng hưởng ứng, quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Vương đánh giặc. Cho đến nay nhân dân vùng Thanh Hoá và lân cận còn nhiều câu ca, lời ru con nói về sự kiện này.
Sau hàng chục trận giao tranh với giặc, trận thứ 39 anh trai bà là Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lên làm chủ tướng và lập nên một cõi giang sơn riêng vùng Bồ Điền khiến quân giặc khó lòng đánh chiếm. Biết bà có tính yêu sự trong sạch , ghét quân dơ bẩn, quân giặc bố trí một trận đánh từ tướng đến quân đều loã thể. Bà không chịu được chiến thuật đê hèn đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn.
Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện  Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của Dân tộc Việt Nam. 
 

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

TRẦN BÌNH TRỌNG




THƠ ĐƯỜNG

Gương danh nhân:

"Thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc:"...

TRẦN BÌNH TRỌNG



 
Trời Nam anh kiệt dậy uy danh
Bình Trọng ngày xưa rạng sử xanh
Đà- Mạc chặn thù ngăn Thát Đát
Thiên -Trường phò chúa giúp Vua Trần 


 


“Làm vương đất Bắc?”- sống ô nhục ?...
“...Thà quỷ nước Nam “- chết hiển vinh...
  Mắng giặc núi rừng vang dội tiếng
Hùm thiêng thất thế vẫn oai linh...

voduonghonglam

----------------------------------
BÀI ĐỌC CHI TIẾT

Trần Bình Trọng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trần Bình Trọng (chữ Hán: 陳平仲, 1259[1] - 1285) là danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc[2][3], được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương.

Xuất thân

Trần Bình Trọng thuộc dòng dõi Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn quê gốc ở vùng nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa[1], sinh ở xã Bảo Thái, nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam[cần dẫn nguồn]. Vợ Trần Bình Trọng là công chúa Thụy Bảo (Thụy Bảo đã có một đời chồng trước là Uy Văn Vương Toại). Sau này, con gái của Trần Bình Trọng, Chiêu Hiến Hoàng thái hậu, là mẹ của Trần Minh Tông, vua thứ năm triều Trần. Sử sách không ghi chép cha mẹ ông là ai. Tuy nhiên, có tài liệu nói phụ thân ông là danh tướng thời Trần Thái Tông là Lê Phụ Trần. Lê Phụ Trần lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, nên được vua gả công chúa Chiêu Thánh cho.

Trận đánh chiến lược

Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên-Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt, ít hơn và không quen chiến trận. Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về Thăng Long, nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên.
Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và hai vua Trần giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết.
Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến khi kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Anh dũng hy sinh
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:

Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi[5][6].

Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như lịch sử Việt Nam nói chung, trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng[7] năm Ất Dậu (26-2-1285)?[8][9], còn Đại Việt Sử ký Toàn thư (Bản kỷ quyển 5) và Khâm định Việt sử thông giám Cương mục (Chính biên quyển thứ 7) đều chép là tháng 2 (âm lịch) năm 1285. Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi.

Đánh giá

Trần Bình Trọng được các sử gia đời sau đánh giá rất cao vì lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm, trở thành một ví dụ điển hình cho các cuộc kháng chiến chống phương Bắc sau này.
Hiện nay ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có những con đường mang tên ông. Tên Trần Bình Trọng còn được lấy đặt cho nhiều địa danh khác trên khắp Việt Nam.
Trong các tác phẩm văn học
Có hai bài thơ nổi tiếng viết về Trần Bình Trọng của Trần Tuấn Khải và Phan Kế Bính.
Nội dung bài thơ của Phan Kế Bính như sau:

Giỏi thay Trần Bình Trọng!
Dòng dõi Lê Đại Hành.
Đánh giặc dư tài mạnh,
Thờ vua một tiết trung.
Bắc vương sống mà nhục,
Nam quỷ thác cũng vinh.
Cứng cỏi lòng trung nghĩa.
Ngàn thu tỏ đại danh.

Ngoài ra, còn có một tiểu thuyết, Bên bờ Thiên Mạc, của nhà văn Hà Ân viết về Trần Bình Trọng và trận đánh của ông.