TOTAL VIEWS_TONG SO KHACH VIENG THAM

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

THO VUI : TÌM BẠN BỐN PHƯƠNG


TÌM BẠN BỐN PHƯƠNG   


 
   
*NỮ 45 tuổi đẹp sang.
Có nhà, có tiệm( nail), không màng lợi danh.
Em yêu mái ấm yên lành,
Ba lần ly dị mấy anh chồng lười.
Anh nào phong nhã, tốt tươi,
Yêu người chung thủy xin mời đến em.
   
 
*NỮ 50 tuổi đen dòn,
Ba con, bốn cháu lon ton đầy nhà.
Chồng nay bám gót người ta,
Chính chuyên, em chẳng kêu ca buồn phiền.
Anh nào thông hiểu nồi niềm,
Nếu trên bốn chục cảm phiền viết thư.

*NỮ 60 tuổi xinh ngoan,
 
Cả đời chăm sóc lo toan việc nhà.
Chồng về nước Việt năm qua, Gặp cô con gái bán ba mê liền. Em nay chán cảnh ngồi thiền,
Anh nào yêu sẽ cho tên tặng hình.

 k3098603[1] 

*NỮ 65 tuổi giỏi giang,

Chồng vừa khuất núi vì mang bệnh già.
Các con nay lớn ở xa, Cảnh nhà đơn chiếc vào ra một mình.
 Anh nào tức cảnh sinh tình,
 Biên thư, điện thoại, gửi hình em coi.
 GTN1459[1]

*NỮ 75 tuổi dịu dàng,

 
Chồng con bỏ lại lang thang chợ đời.
Thân già lặn lội ngược xuôi,
Đi chùa, đi chợ lôi thôi lạc đường.
Tìm người cùng cảnh đoạn trường,
Nắm tay đi tiếp quãng đường dở dang.

   
 k3262857[1]k3434699[1] 

*NỮ 85 tuổi độc thân,

 Đam mê du lịch, khi gần khi xa,
Đi đâu cũng chỉ mình ta,
Một mình ngoạn cảnh có gì là vui.
Anh nào sở thích giống tôi,
Hứa bao trọn gói, xin mời biên thư.
k7525048[1] 

*NỮ 95 tuổi cô đơn,
Con bỏ dưỡng lão đã hơn năm rồi ,
Xe lăn tôi chỉ mình tôi,
Cháu con bận rộn, ôi thôi là buồn.
Anh nào cùng cảnh gối đơn,
Vào ra thăm hỏi, nhớ ơn bạn tình.
    

                
 *****
  k1742212[1] 

*Nam 70 tuổi hiên ngang,Dẻo dai, job tốt, nhà sang nhất miền.
Tháng tháng ... nhà nước phát tiền ,
 Ngồi xe (bus) Mỹ lái liên miên cả ngày.
Tìm em gái Việt thơ ngây,
Ai muốn qua Mỹ anh đây sẵn sàng.
 

 grumpy ol... 

*Nam 80 tuổi mơ màng ,
Năm mươi năm trước dọc ngang một thời.
Vợ nay khuất núi xa rồi, Một mình lẻ bóng nên ngồi ngẩn ngơ . Mong gặp bạn gái bơ vơ,
Cùng nhau dệt mộng ... lúc chờ ... ngày đi

.
k1848694[1] 

*Nam 90 tuổi sống dai,
Đơn thân nhà trống, ngồi hoài lặng im .
Nghe nhạc rồi lại coi phim ,
 Coi tin mãi chán, lim rim mắt mờ.
Em nào cùng cảnh bơ vơ,
Điện thư gởi gấp, anh chờ nơi đây.
.
u24129807[1] 

*NAM 100 tuổi mỏi mòn,Liệt giường nằm vạ đã tròn ba năm.
Họ hàng chẳng có ai thăm,
Cơm ăn vung vãi, chỗ nằm lem nhem.
Em nào thương đến mà xem,
Đút cơm thay tã, anh thèm cầm tay.
Gia tài anh sẽ trao ngay...

nguon: thanh pho gio -bachac.blogspot.com
 


Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

VCK World Cup 2014 - Chung kết:


VCK World Cup 2014 - Chung kết:
Đức vs Argentina
02h00, 14/07/2014

THÔNG TIN LỰC LƯỢNG:
ĐỨC:
- Shkoran Mustafi sẽ tiếp tục vắng mặt vì chấn thương.
- HLV Joachim Low nhiều khả năng sẽ giữ nguyên đội hình giống như trận bán kết với Brazil.
- Dấu hỏi duy nhất là khả năng ra sân của Miroslav Klose, người đã chơi không thực sự ấn tượng trước Đức nhưng với bản năng săn bàn của mình, anh có thể vẫn sẽ được tin dùng ở đội hình xuất phát.
- Philipp Lahm vẫn sẽ xuất phát ở vị trí hậu vệ phải trong khi cầu thủ chơi ấn tượng ở trận bán kết là Sami Khedira sẽ tiếp tục được sử dụng ở hàng tiền vệ.
ARGENTINA:
- Argentina hi vọng Di Maria kịp bình phục cho trận chung kết sau khi anh đã vắng mặt ở trận bán kết trước Hà Lan vì chấn thương.
- Sergio Aguero đã vào sân từ băng ghế dự bị trong trận bán kết nhưng vẫn chưa có thể lực sung mãn nhất để có thể góp mặt trong đội hình xuất phát. Nhiều khả năng anh sẽ tiếp tục ngồi dự bị ở trận đấu này và sẽ vào sân khi cần thiết.
- Điều đó có nghĩa là Higuain và Lavezzi sẽ tiếp tục được tin dùng.

THỐNG KÊ:
- Đức giành chiến thắng ở 10 trong số 12 trận gần đây tại World Cup (bao gồm vòng loại)
- Argentina đã giữ sạch lưới trong 3 trận gần đây trong khuôn khổ VCK World Cup 2014.
- Chỉ có dưới 2,5 bàn thắng được ghi trong 3 trận gần đây của Argentina.
- Argentina đang bất bại trong 6 trận gần đây tại VCK World Cup.
- Argentian cũng bất bại trong 5 trận gần đây trước Đức với tư cách đội khách.
- Đức chỉ thua 1 trận duy nhất trước Argentina khi hai đội đối đầu ở VCK World Cup.
- Argentian vào chung kết World Cup 4 lần và vô địch 2 lần trong khi Đức vào chung kết World Cup 7 lần nhưng chỉ có 3 lần vô địch.

DỰ ĐOÁN:
- Trận đấu cuối cùng tại World Cup 2014 sẽ diễn ra trên SVĐ huyền thoại Maracana. Hai đại diện ưu tú nhất là Đức và Argentina đang đứng trước cơ hội vô đich sau nhiều năm chờ đợi.
- Vấn đề của Đức ở vòng bảng đã nhanh chóng được khắc phục bằng chiến thắng 7 - 1 cực kỳ ấn tượng trước chủ nhà Brazi. Đoàn quân Đức đang có sự tự tin cao độ và sẽ hướng tới việc áp đặt lối chơi lên Argentina ở trận chung kết.
- Trong khi đó, trận bán kết của Argentina tỏ ra ít thuyết phục hơn khi Messi và các đồng đội chỉ có thể vượt qua Hà Lan nhờ loạt sút luân lưu đầy may rủi. Khi không có Angel Di Maria, sức tấn công của Argentina tỏ ra kém hơn hẳn và sự sáng tạo cũng chỉ tập trung ở Lionel Messi. Do đó, dù vẫn chưa thật sự sung sức nhưng nhiều khả năng Di Maria vẫn sẽ góp mặt để tăng sức ép lên khung thành Đức.
- Trong khi Argentina sống nhờ những khoảnh khắc lóe sáng của các cá nhân như Messi, Di Maria hay Gonzalo Higuain thì Đức lại thể hiện lối chơi tập thể với sự đồng đều ở các tuyến.
- Toni Kroos, Sami Khedira, Mesut Ozil và Thomas Muller đã tạo nên một hàng tiền vệ chắc chắc nhưng cũng đầy tính sáng tạo. Mặc dù Argentina có một hàng phòng ngự được đánh giá tốt với sự xuất sắc của Mascherano nhưng người Đức được cho là vẫn đủ khả năng để xuyên thủng nó.
- Argentina sẽ tận dụng lợi thế được sự cổ vũ của đông đảo CĐV nhà hơn để giành chiến thắng và họ có quyền hi vọng vào điều đó khi lịch sử chỉ ra rằng chưa có một đội bóng Châu Âu nào có thể vô địch trên đất Nam Mỹ.
- Sẽ là một trận đấu không dễ dàng với Cỗ Xe Tăng nhưng chắc chắn người Đức là đội được đánh giá cao hơn và họ toàn có thể lần thứ tư vô địch World Cup.

ĐỐI ĐẦU GẦN ĐÂY:
16 Tháng 08 Năm 2012: Đức 1 - 3 Argentina (Giao hữu)
03 Tháng 07 Năm 2010: Argentina 0 - 4 Đức (World Cup)
04 Tháng 03 Năm 2010: Đức 0 - 1 Argentina (Giao hữu)
30 Tháng 06 Năm 2006: Đức 1 - 1 Argentina (World Cup)
22 Tháng 06 Năm 2005: Argentina 1 - 1 Đức (World Cup)

PHONG ĐỘ:
VCK World Cup 2014, World Cup 2014, Dự đoán, Dự đoán World Cup 2014, Dự đoán VCK World Cup 2014, Đức, Argentina, Germany, Chung kết World Cup 2014, Chung kết World Cup, Messi, Muller, Klose, Di Maria, Vô địch World Cup 2014

5 TRẬN ĐẤU GẦN ĐÂY của ĐỨC:
09 Tháng 07 Năm 2014: Brazil 1 - 7 Đức (World Cup)
04 Tháng 07 Năm 2014: Pháp 0 - 1 Đức (World Cup)
01 Tháng 07 Năm 2014: Đức 2 - 1 Algeria (World Cup)
26 Tháng 06 Năm 2014: Mỹ 0 - 1 Đức (World Cup)
22 Tháng 06 Năm 2014: Đức 2 - 2 Ghana (World Cup)

5 TRẬN ĐẤU GẦN ĐÂY của ARGENTINA:
10 Tháng 07 Năm 2014: Hà Lan 0 - 0 Argentina (World Cup)
05 Tháng 07 Năm 2014: Argentina 1 - 0 Bỉ (World Cup)
01 Tháng 07 Năm 2014: Argentina 1 - 0 Thụy Sĩ (World Cup)
25 Tháng 06 Năm 2014: Nigeria 2 - 3 Argentina (World Cup)
21 Tháng 06 Năm 2014: Argentina 1 - 0 Iran (World Cup)

ĐỘI HÌNH DỰ KIẾN:
ĐỨC
Neuer
Höwedes - Boateng - Hummels - Lahm
Khedira - Schweinsteiger - Kroos
Özil - Klose - Müller
Vắng mặt: Shkodran Mustafi (chấn thương)
HLV: J. Löw

ARGENTINA
Romero
Rojo - Garay - Demichelis - Zabaleta
Mascherano - Biglia
Lavezzi - Messi - María
Higuaín
Vắng mặt: Ángel Di María (chấn thương)
HLV: A. Sabella

DỰ ĐOÁN: Đức 2 - 0 Argentina
Đức vs Argentina: Bạn chọn kết quả nào?



MẪU DỰ ĐOÁN TRÚNG THƯỞNG: (Luật chơi & giải thưởng)
Tỉ số:
2 - 1
Tổng số phạt góc: 10
Tổng số thẻ: 8

-----------------------------------------------------------------------

Chung Kết




Thứ 2, Ngày 14 tháng 7


Trận Chung kết:

Đức

Đức

1 - 0

Argentina

Argentina

Sân Vận Động: Estádio do Maracanã

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xem thêm

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

NƯỚC MỸ SỐ MỘT VÌ “TOILET”?


 
NƯỚC MỸ SỐ MỘT VÌ “TOILET”?

Tác giả: Phượng Vũ
Lợi tức đầu người (GDP) dân Na Uy đứng hạng 3 trên thế giới : 65,500 USD 1 năm, Mỹ hạng 7 = 50,000usd,  nhưng vật giá ở Na Uy cao hơn Mỹ gần 3 lần, xăng giá 11usd /1 gallon, sale tax 25%, nhà hàng không cho free nước đá lạnh như Mỹ, khát phải mua 1 chai nước nhỏ giá 24 Krone = 4USD, suy ra nếu so sánh GDP Mỹ với vật giá Âu Châu thì GDP Mỹ phải cao hơn 150,000 USD !
Ngay giữa thành phố Oslo là công viên tên Vigelandsparken Sculpture Park có những bức tượng điêu khắc mỹ thuật, rộng 80 mẫu, hàng triệu du khách đến mỗi năm..nhưng chỉ có 1
nhà vệ sinh bên cạnh quán nước ngoài cổng, phải nhét đồng 10 Krones (1.75USD) để sử dụng, nhìn đoàn người xếp hàng rồng rắn bên ngoài chờ là.. nhịn luôn !
Nước Mỹ số một…
Các công viên, các khu “rest area” dọc các xa lộ, thậm chí ở những buổi meeting, hội chợ… cũng có những cầu tiêu tạm cho mọi người dùng khi cần đến và chẳng bao giờ phải tốn một xu nào.
 “Đi cho biết đó biết đây
Ở hoài một chỗ, biết ngày nào “khôn”
Ông bà ta từ ngàn xưa đã có cái “nhìn xa trông rộng” thấy được nhu cầu phát triển sự hiểu biết, sự “khôn” lên qua việc đi đó đây. Vì thế ngày nay du lịch là ngành “kỹ nghệ không khói” nhưng đem lại lợi nhuận lớn cho rất nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra nhờ đi đó đây, ta mới có dịp mở rộng tầm nhìn, có dịp so sánh để “biết mình, biết người”.
Ở Mỹ lâu năm, quen hưởng những tiện nghi đời sống căn bản của mọi người trong xã hội ( kể cả người nghèo), riết trở thành quen, thấy bình thường và xem đó là lẽ đương nhiên. Ví dụ như nhu cầu vệ sinh: ở Mỹ cầu tiêu công cộng có ở khắp nơi, giấy vệ sinh, giấy lau tay xài thoải mái, vòi nước uống cũng được thiết kế khắp nơi. Các công viên, các khu “rest area” dọc các xa lộ, thậm chí ở những buổi meeting, hội chợ… cũng có những cầu tiêu tạm cho mọi người dùng khi cần đến và chẳng bao giờ phải tốn một xu nào.
Nhưng khi du lịch ra nước ngoài khac mới “thấm thía”! Cái gì cũng phải trả tiền, kể cả nhu cầu vệ sinh (giá từ 1$ – 1.5$/1 lần, tùy nơi, tùy nước). Không phải chỉ tốn tiền mà còn “gian nan” khi hữu sự, để tìm cho ra “nơi cần đến”, ngay cả ở những thủ đô văn minh lẫy lừng lâu đời của thế giới!
Tôi nhớ có một lần khi thăm thủ đô Paris, một người trong đoàn cần toilet, bác tài chạy xuôi, chạy ngược, vòng vòng mãi mà vẫn không tìm ra! Cuối cùng một sáng kiến được nêu ra: tới một nhà hàng nào đó vô mua bất kỳ món gì đó để được đi toilet! Đó là nỗi khổ tâm lớn của các vị cao niên khi đi du lịch châu Âu, các vị phải nhắc nhau nhịn uống nước (điều này lại rất hại cho sức khỏe) để khỏi “khốn đốn” khi hữu sự!
Tôi nhớ một lần ở Rome, hướng dẫn viên dẫn một bà đi mãi qua đường này, tới ngõ nọ mà vẫn không tìm ra “nơi phải đến”, “bí” quá bèn hỏi:
- Bà có chịu tốn 10 Euro để vô restaurant kia mua thứ gì đó để được đi WC không?
- Nín hết nổi rồi, bây giờ không phải 10 Euro mà 20 Euro tôi cũng chịu luôn!
Có những WC có người ngồi thâu tiền còn đỡ, có những nơi, họ thiết kế sẵn phải bỏ đúng số tiền (cắc) quy định thì cổng mới mở cho vô. Khi đi du lịch đâu phải ai cũng có sẵn tiền cắc (Euro) trong túi, có một bà “mắc” quá nhưng không đổi được tiền cắc, nên phải mượn tứ tung trong đoàn, mỗi người thương tình móc hầu bao bỏ vô máy một ít, máy nuốt hết nhưng còn thiếu mấy xu, chưa đủ tiền, máy không mở cổng! Thật khốn đốn với máy móc vô tình!
Ở một số nước châu Á như Trung quốc, khách du lịch phải luôn thủ sẵn giấy vệ sinh trong bóp, vì trong toilet không có giấy vệ sinh. Tôi cứ bị ấn tượng mãi về một lần thăm Bắc Kinh (cách đây hơn 10 năm), đoàn du khách được một dàn các cô gái trẻ đẹp mặc xường xám đón chào tưng bừng ngay từ lối vào nhà hàng. Nhà hàng thiết kế rực rỡ sang trọng, đèn đuốc sáng choang như… cung đình. Sau bữa ăn khi cần đi WC, tôi ngạc nhiên khi bước vào thấy có một bàn trải khăn trắng bóc, trên bàn có một bình hoa tươi thật to, đẹp, và một cô gái xinh đẹp rực rỡ mặc xường xám ngồi đó chỉ để làm nhiệm vụ phát cho mỗi khách 1- 2 miếng giấy vệ sinh nhỏ.
Ôi “cung đình” mà không có giấy vệ sinh! Đúng là XHCN, hình thức trình diễn thì xôm tụ, nhưng nhu cầu căn bản thì không được đáp ứng. Trong đời sống có những nhu cầu xem ra có vẻ nhỏ nhặt, tầm thường, nhưng khi cần đến mà không có thì nó trở thành một trở ngại lớn, khiến người ta “điêu đứng” vì nó.
Nghe kể có một đoàn du khách nước ngoài viếng các lăng tẩm của triều đình Huế, đi từ lăng này đến lăng kia, cảnh đẹp hùng vĩ bao la…, bỗng một du khách cần đi WC, hướng dẫn viên tìm hoài không ra, bèn chỉ khách vào bụi cây xài đỡ,khách cương quyết không chịu! Vậy là cả đoàn phải ngưng tham quan, ra xe trở về khách sạn.
Phi trường ở Mỹ, ghế ngồi chờ đợi cho hành khách là ghế nệm dày và lúc nào cũng dư thừa, thậm chí lúc ít khách có thể nằm ngủ thoải mái. Toilet và vòi nước uống có khắp nơi, bây giờ lại có thêm những chỗ cho hành khách charge pin điện thoại, laptop, I pad, I phone…
Nhưng khi tới phi trường Paris (CDG) những nhu cầu căn bản đó hình như biến mất. Thực ra trước đây tôi đã đến phi trường Paris nhiều lần, nhưng đều đi ra ngay luôn. Lần này chuyến bay chuyển ở Paris trước khi tới Berlin nên tôi mới có cơ hội thâm nhập CDG. Trước hết khi máy bay đáp xuống CDG, tôi ngạc nhiên khi thấy phải đi cầu thang sắt xuống, với va li carry-on, nếu kéo đi thì nhẹ nhàng, nhưng phải xách nó lên và leo mấy chục bậc thang xuống thì không dễ chút nào! Sau đó, leo lên xe buýt chở vô phi trường.
Vô đây tôi lại tiếp tục chạy vòng vòng, mệt “bở hơi tai” vì phải xách carry-on lên xuống cầu thang nhiều lần đi từ khu này qua khu khác, phải qua khu x-ray (khám bằng tay là chính) rồi mới tới được cổng đổi chuyến bay! Khu nhà kiếng tương đối nhỏ nhưng có tới 12 cổng, mỗi cổng chỉ vỏn vẹn có một quầy nhỏ và một computer. Có một số băng ghế sắt trong khu vực cho hành khách ngồi đợi nhưng quá ít so với nhu cầu, nên hành khách ngồi la liệt dưới đất, khắp lối đi. Một số ông thì ngồi vắt vẻo trên các lan can, bờ tường. Tôi vừa mỏi chân, vừa mệt vừa khát nước, nhưng nhìn quanh cả khu vực không thấy có vòi nước uống nào, cả WC cũng không có, chỉ thấy toàn người là người
Khi lên được máy bay Air France, ngồi yên chỗ quan sát, tôi có cảm tưởng nó là “xe đò bay” thì đúng hơn (khi so sánh với máy bay Mỹ mà tôi vừa đi) vì ghế ngồi và thiết bị cũ kỹ như từ thế kỷ trước. Lúc máy bay cất cánh tôi nghe nó gầm gừ “phành phành” rồi “ạch ạch” như đang cố sức nâng cái thân già nua bốc lên khỏi mặt đất, tôi chỉ lo nó rớt (may là tôi có mua bảo hiểm rồi nên đỡ lo). Cuối cùng sau một hồi “lắc lư con tàu” nó cũng bay lên được. Yên tâm rồi, tôi mệt mỏi ngủ thiếp đi (vì chẳng có phương tiện giải trí nào: nhạc, tivi…).
Cơn khát nước làm tôi chợt tỉnh, thấy chung quanh ai cũng có ly nước, tôi bèn yêu cầu một nam tiếp viên cho xin ly nước, nhưng hắn trố mắt ra ngó tôi như tôi đang đòi hỏi một điều gì quá đáng, rồi hắn phớt lờ (đúng là tính “ga lăng” của đàn ông Pháp đã trở thành quá khứ). Có lẽ họ cho rằng họ chỉ phát nước theo giờ của họ, hết giờ là hết phát? Sau khi yêu cầu 2 lần không được, khát quá tôi đợi lúc bà tiếp viên trưởng đi ngang để lập lại yêu cầu, bà bảo tôi đợi một lát và mang đến cho tôi một ly nước nhỏ. Hình như nước trở thành hiếm quý và cách phục vụ lịch sự cũng hiếm quý luôn!
Ôi Air France! một thuở mơ ước khi tôi còn học trung học ở Saigon, lúc nhìn những hình ảnh quảng cáo của Air France trên các tạp chí nước ngoài! Ôi mộng và thực đúng là “nghìn trùng xa cách”! Xin tạm biệt Air France và phi trường Paris (kinh đô ánh sáng một thời) mà không mong ngày gặp lại! Có lẽ từ đây nếu có du lịch châu Âu, tôi phải lo học thuộc lòng câu của William Shakespear: “I always feel happy, you know why? Because I don’t expect anything from anyone.”
Tới phi trường Berlin (TXL) lại cũng phải đi cầu thang sắt xuống, rồi đi xe bus vô phi trường, xem ra phi trường này còn nhỏ và thiếu tiện nghi hơn phi trường Paris, tôi lại tiếp tục xách carry-on mệt nghỉ, chứ không kéo đi nhẹ nhàng như ở các phi trường Mỹ. May mà hai nước Pháp và Đức là hai nước lớn lại có nền kinh tế vững mạnh trong khối châu Âu!
Đúng là có đi ra ngoài mới thấy tien nghi o nước Mỹ là số một, đó là chưa kể đến vụ so sánh giá cả hàng hóa ở Mỹ và châu Âu, hàng hóa ở Mỹ vừa nhiều vừa rẻ. Sau này về đến phi trường LAX tôi thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái, tất cả đều được chuẩn bị phục vụ chu đáo nhanh gọn, lịch sự.
Đúng là “sweet home” Ôi! “My beautiful America”. Bây giờ tôi mới cảm thấy thực sự yêu mến và tự hào về quê hương thứ 2 của tôi : Nước Mỹ yêu dấu! Quả là:
“Phải chờ đến xế chiều
Ta mới thấy ánh sáng ban ngày rạng rỡ biết bao!”
Nói đến niềm tự hào về nước Mỹ, tôi lại nhớ đến sự việc trên chuyến Cruise Coastal cua Duc vừa đi. Ngày thứ hai lên tàu thì toilet trong phòng bị nghẹt, tôi gọi điện cho họ sửa mấy lần mà tình trạng vẫn không thay đổi, tôi phải xuống chỗ “Customer Service” để xếp hàng đi khiếu nại.
Thật ngạc nhiên khi họ “tỉnh bơ” cho biết không phải chỉ riêng phòng tôi mà các phòng ở tầng 2,5,8 đều bị như vậy, họ đang sửa, khi nào xong họ sẽ thông báo. Tôi bèn hỏi:
- Trong khi chờ sửa, thì khách giải quyết vụ toilet ra sao?
- Đi kiếm mấy cái toilet công cộng mà xài
- Nhưng chúng ở đâu?
Sau một hồi thắc mắc tới lui, họ mới chịu lục sơ đồ ra để tìm và cho biết một cái ở lầu 9, một cái khác ở lầu 4. Nghĩa là khi hữu sự phải “ôm bụng” chạy vòng vòng mấy tầng lầu để đi tìm cái toilet công cộng và xếp hàng chờ tới phiên. Chắc là dân châu Âu quen kiểu này rồi nên không thấy phiền?
Trở về phòng, tôi bực bội kể lại cho chị bạn cùng phòng nghe, chị là bác sĩ hưu trí ở Đức. Sáng nay chị đã là nạn nhân “ôm bụng” chạy vòng vòng, may mà tình cờ tôi nhớ ra cái toilet công cộng ở lầu 9 cạnh bên nhà hàng, nên chỉ cho chị. Do đó tôi tưởng chị là “đồng minh” bèn nói:
-Hệ thống phục vụ trên tàu quá tệ! Đã vậy xem ra họ còn thản nhiên cho đó là chuyện nhỏ, không hề có một lời xin lỗi khách hàng. Ở Mỹ thì họ đã xin lỗi ríu rít rồi…
Không ngờ chị phản ứng mạnh:
- Mệt quá, Mỹ cái gì cũng tốt, cũng ngon lành hết! Dân Mỹ được nuông chiều quá hóa hư! Bởi vậy trên thế giới, Mỹ đi đâu cũng bị chúng ghét, bị khủng bố cho chết hết là đúng rồi! Lúc nào cũng đòi hỏi thứ này, thứ kia , còn đòi xin lỗi…“nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột”…
Chị mắng cho một hồi “tràng giang đại hải” mà vẫn chưa hả cơn giận. Tôi ngơ ngác vì bỗng dưng mình bị “giũa” một trận te tua chỉ vì là “dân Mỹ” mà nào tôi có đòi hỏi điều gì cao cấp đâu, chỉ là những nhu cầu căn bản thôi. Thôi “một sự nhịn chín sự lành”, nên tôi nín nhịn vì chị lớn hơn tôi nhiều, coi như mình nhịn “chị hai” trong nhà cho mọi chuyện êm xuôi tốt đẹp trong chuyến đi chơi!
Suy ra mới biết tinh thần “bài Mỹ” ở các nước Âu châu khá mạnh (ghé vô Nga 1 ngày tham quan cũng phải nộp tiền làm đơn xin visa). Kiểu này qua các nước Trung Đông chắc bị “xơi tái” quá, nhưng tôi nhớ một lần cách đây 5,6 năm dân Mỹ qua Ai cập thì lại được đối xử như VIP, đi đâu cũng được ưu tiên và có xe jeep hộ tống “tiền hô, hậu ủng” rất oai!
Hôm sau tâm sự với một chị bạn khác về nỗi ấm ức bị mắng oan. Chị trả lời:
- Chắc tại chị ấy ở Đức lâu, nên ngấm tinh thần “tự tôn dân tộc” của dân Đức, không muốn nước nào qua mặt, mà như vậy là tự ái dân tộc dỏm, vì dù gì mình cũng là người Viết Nam! (Chị cười) Ai bảo Mỹ giàu hơn, mạnh hơn nên dễ bị chúng ghét!
Tôi chán ngán:
- À thì ra vậy! Hèn gì em nghe người ta thường nói “ở đời mình thua chúng khinh, mình hơn chúng ganh ghét, mình bằng chúng nói xấu”.
Không biết đến bao giờ các dân tộc trên thế giới sẽ sống với nhau trong tâm trạng “để hận thù người người lắng xuống” hầu không còn ai cảm thấy:
“Đôi khi ta muốn thoát ly
Đi thật xa khỏi cuộc đời này
Xa lìa chuyện ganh đua với chê bai” (L.H.H.)

Dù sao nhờ có đi ra ngoài, có dịp mở rộng tầm nhìn, có dịp so sánh, tôi mới biết trân quý hơn những điều tôi đang được hưởng mỗi ngày ở xã hội này, mà đôi khi quá quen, tôi cứ xem đó là lẽ đương nhiên, là chuyện thường tình (giống như trong đời sống gia đình có nhiều người có phước có được những bà vợ, ông chồng rất tốt, rất tử tế, nhưng họ không hề biết quý và cứ nghĩ đó là chuyện đương nhiên và bình thường, cho đến khi không còn nữa mới hối tiếc thì đã muộn!).
Khi ý thức lại những tiện nghi của đời sống ở Mỹ mà tôi vẫn xem đó là chuyện bình thường, tôi mới biết đôi khi nó là niềm ước mơ của biết bao người trên thế giới nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Họ không chỉ cần những nhu cầu vật chất căn bản của đời sống nhưng còn cần những nhu cầu căn bản về tinh thần (quyền làm người, quyền tự do…) mà họ khát khao nhưng không hề được đáp ứng!
Xin cám ơn Chúa, xin cám ơn đời đã cho tôi có một cuộc sống tương đối an lành trên xứ Mỹ này, để từ đó tôi biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn với những mảnh đời bất hạnh khác nơi quê nhà, vì có thể “Một tình thương cho cuộc sống đang chờ đợi ta” bởi:
“Tình yêu là trái chín của mọi mùa
Nằm trong tầm với của mọi bàn tay” (Mẹ Theresa)
Phượng Vũ
9/2013
*******************************************
 

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Vòng Tứ Kết [World Cup 2014]

Vòng Tứ Kết




Thứ 6, Ngày 04 tháng 7


Tứ kết 1:
Trực tiếp

Pháp

Pháp

23:00

Đức

Đức

Sân Vận Động: Estádio do Maracanã, Rio de Janeiro (Brazil)

Thứ 7, Ngày 05 tháng 7


Tứ kết 2:
Trực tiếp

Brazil

Brazil

03:00

Colombia

Colombia

Sân Vận Động: Estádio Castelão, Fortaleza (Brazil)
Tứ kết 3:
Trực tiếp

Argentina

Argentina

23:00

Bỉ

Bỉ

Sân Vận Động: Estádio Nacional Mané Garrincha, Brasília (Brazil)

Chủ nhật, Ngày 06 tháng 7


Tứ kết 4:
Trực tiếp

Hà Lan

Hà Lan

03:00

Costa Rica

Costa Rica

Sân Vận Động: Arena Fonte Nova, Salvador (Brazil)



---------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------

Vòng 1/8




Thứ 7, Ngày 28 tháng 6


Trận 49:

Brazil

Brazil

1 - 1

Chile

Chile

Sân Vận Động: Estádio Mineirão, Belo Horizonte (Brazil)

Chủ Nhật, Ngày 29 tháng 6


Trận 50:

Colombia

Colombia

2 – 0

Uruguay

Uruguay

Sân Vận Động: Estádio do Maracanã, Rio de Janeiro (Brazil)
Trận 51:

Hà Lan

Hà Lan

2 - 1

Mexico

Mexico

Sân Vận Động: Estádio Castelão, Fortaleza (Brazil)

Thứ 2, Ngày 30 tháng 6


Trận 52:

Costa Rica

Costa Rica

1 - 1

Hy Lạp

Hy Lạp

Sân Vận Động: Arena Pernambuco, Recife (Brazil)
Trận 53:

Pháp

Pháp

2 - 0

Nigeria

Nigeria

Sân Vận Động: Estádio Nacional Mané Garrincha, Brasília (Brazil)

Thứ 3, Ngày 01 tháng 7


Trận 54:

Đức

Đức

2 - 1

Algeria

Algeria

Sân Vận Động: Estádio Beira-Rio, Porto Alegre (Brazil)
Trận 55:

Argentina

Argentina

1 - 0

Thụy Sĩ

Thụy Sĩ

Sân Vận Động: Arena de São Paulo, São Paulo (Brazil)

Thứ 4, Ngày 02 tháng 7


Trận 56:

Bỉ

Bỉ

2 - 1

Mỹ

Mỹ

Sân Vận Động: Arena Fonte Nova, Salvador (Brazil)


Vòng Tứ Kết




Thứ 6, Ngày 04 tháng 7


Tứ kết 1:
Trực tiếp

Pháp

Pháp

23:00

Đức

Đức

Sân Vận Động: Estádio do Maracanã, Rio de Janeiro (Brazil)

Thứ 7, Ngày 05 tháng 7


Tứ kết 2:
Trực tiếp

Brazil

Brazil

03:00

Colombia

Colombia

Sân Vận Động: Estádio Castelão, Fortaleza (Brazil)
Tứ kết 3:
Trực tiếp

Argentina

Argentina

23:00

Bỉ

Bỉ

Sân Vận Động: Estádio Nacional Mané Garrincha, Brasília (Brazil)

Chủ nhật, Ngày 06 tháng 7


Tứ kết 4:
Trực tiếp

Hà Lan

Hà Lan

03:00

Costa Rica

Costa Rica

Sân Vận Động: Arena Fonte Nova, Salvador (