Thi sĩ Hồ Xuân Hương – thực hư về sự tồn tại của Bà Chúa thơ Nôm.

Chia sẻ với bạn bè :

Không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, nàng chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ.
Học giới nhất quán rằng nàng sinh năm 1772 tại Hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, xứ Bắc Hà. Cứ theo Giai nhân dị mặc, Hồ Xuân Hương là ái nữ của Sinh đồ Hồ Phi Diễn (1704 – 1786), người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An.
Còn theo học giả Trần Thanh Mại, thân phụ của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh (1706 – 1783) cũng người Quỳnh Đôi, Hồ Sĩ Danh là em cùng cha khác mẹ của Kinh Dương hầu Hồ Sĩ Ðống (1739 – 1785). Thân mẫu của Hồ Xuân Hương là bà lẽ tên Hà Thị (? – 1814) người trấn Hải Dương.
Học giả Phạm Trọng Chánh dựa vào tục xướng danh cổ điển và câu tựa Phi mai xuân sắc nhất kinh thành của Tốn Phong Phan Huy Huân để khẳng định: Hồ Phi Mai là nguyên danh, Xuân Hương là biểu tự và Cổ Nguyệt Đường là bút hiệu của nàng.
Hồ Xuân Hương hưởng những năm tháng ấu thơ êm đềm ở một dinh thự lớn tên Cổ Nguyệt đường ven hồ Tây, bấy giờ là chốn phồn hoa đô hội bậc nhất xứ Đàng Ngoài. Sau khi mãn tang cha, mẹ nàng tái hôn với người khác. Dù ít phải ràng buộc trong gia giáo nghiêm khắc như mọi nữ lưu cùng thời, Hồ Xuân Hương vẫn hội tụ được tư chất thông minh và hiếu học.
Hồ Xuân Hương cũng được cưới gả từ rất sớm như mọi con cái trâm anh thế phiệt bấy giờ, nhưng dẫu qua hai lần đò đều không viên mãn. Ban sơ, nàng làm vợ lẽ của một ông hào phú có biệt hiệu Tổng Cóc. Tuy chỉ là cai lính nhưng Tổng Cóc vốn thuộc dòng dõi văn nhân, ông rất chuộng ca ngâm và mến luôn cái tài làm thơ của người vợ lẽ.
Để chiều lòng nàng, Tổng Cóc đã cất một thủy tạ rất lớn cho Hồ Xuân Hương ở, vừa tránh phiền lụy với vợ cả vừa thỏa thưởng thi phú. Chung sống với Tổng Cóc được một thời gian khá lâu thì Hồ Xuân Hương dứt áo ra đi với một cái thai. Có thuyết cho rằng, nàng bỏ đi sau khi Tổng Cóc đã đột ngột từ trần, nhưng cũng có thuyết cho rằng nàng không chịu được điều tiếng dị nghị của vợ con Tổng Cóc và người làng, lại có thuyết nói bản tính phóng đãng khiến Hồ Xuân Hương khó ngồi yên một chỗ, nàng trốn đi cùng tình quân là Phạm Viết Ngạn.
Vào ngày Hồ Xuân Hương trở dạ, Tổng Cóc đến đòi đón con về, nhưng người nhà họ Phạm nói lại là đứa bé đã mất khi vừa lọt lòng. Trong hôn sự lần này, Hồ Xuân Hương làm lẽ của Tú tài Phạm Viết Ngạn, bấy giờ tại nhiệm tri phủ Vĩnh Tường. Nhưng duyên phận giữa hai người chỉ được có 27 tháng thì ông phủ Vĩnh Tường tạ thế.
Có nhiều thuyết về quãng đời sau đó của Hồ Xuân Hương, như việc nàng cưới thêm vài người chồng nữa, việc nàng hỏi mượn tiền thi hữu để mở hàng bán giấy bút mực, hoặc giai thoại về các mối tình trăng hoa và văn chương, nhưng mức độ khả tín chưa được xác định rõ ràng.
Nàng Xuân Hương được cho là mất năm 1822 ở Hà Nội, nội trấn Bắc Thành.
Thi sĩ Hồ Xuân Hương - thực thực hư hư về sự tồn tại của Bà Chúa thơ Nôm.
Thi sĩ Hồ Xuân Hương – thực thực hư hư về sự tồn tại của Bà Chúa thơ Nôm.
Về thân phận của hai đấng phu quân của nàng thì có tư liệu chép rằng:
-Tổng Cóc vốn là biệt hiệu mà người quen biết đặt cho Chánh tổng Nguyễn Bình Kình, tự Công Hòa. Nguyên quán của ông ở làng Gáp, xã Tứ, nay thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ông là cháu của quan nghè Nguyễn Quang Thành, bản thân cũng một lần đi thi Hương nhưng không đỗ đạt. Sau Tổng Cóc đăng trình, lên đến chức cai cơ nên thường được gọi là Đội Kình. Kết quả của hôn sự này được cho là một đứa trẻ vắn số.
-Ông phủ Vĩnh Tường tức là Tú tài Phạm Viết Ngạn (khi thăng chức Đồng tri phủ Phân phủ Vĩnh Tường thì cải thành Viết Lập), tên cúng cơm là Đại, tự Thành Phủ. Nguyên quán của ông ở hương Trà Lũ, xã Xuân Trung, phủ Xuân Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Các tư liệu này cũng cho biết, Hồ Xuân Hương sinh cho ông một người con tên Phạm Viết Thiệu.
Ngoài ra, có nhiều giai thoại truyền khẩu về lối sống phong lưu của nữ sĩ họ Hồ, như việc nàng là một hoa nương thanh sắc vẹn toàn, và những mối tình bên thơ rượu với Phạm Đình Hổ, Phạm Thái, Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, Nguyễn Hầu, Trần Ngọc Quán, Trần Quang Tĩnh, Phan Huy Huân, Mai Sơn Phủ, Thạch Đình, Cự Đình, Thanh Liên…
Văn bản được nhận diện cổ nhất có chép thơ của Hồ Xuân Hương là Quốc văn tùng ký do Hải Châu Tử Nguyễn Văn San (1808 – 1883) soạn năm Minh Mệnh thứ 14 (1834), nhưng chỉ vài bài. Hầu hết di tác của nữ sĩ họ Hồ được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập, Phúc Văn Đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930.
Trong sách có khoảng 60 bài nhưng lẫn cả thơ của nhiều tác giả khác, nay chưa truy nguyên được tất cả. Tuy nhiên, văn bản đáng quý nhất là Lưu hương ký với bài tựa của Phan Huy Huân, được Trần Thanh Mại phát kiến và công bố trên thi đàn vào năm 1964. Trước đó không lâu, năm 1962, đã có học giả Trần Văn Giáp đăng trên báo Văn Nghệ (Hà Nội) 5 thi phẩm chữ Hán được cho là của Hồ Xuân Hương. Nhưng đến năm 1984, học giả Hoàng Xuân Hãn mới dịch nghĩa và đăng trên tập san Khoa Học Xã Hội (Paris), lại đặt nhan đề lần lượt là Độ hoa phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thủy vân hương.
Thơ của Bà Chúa thơ Nôm luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi. Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ.
Nét phóng túng và tiềm ẩn trong thơ cũng như hành trạng của Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương luôn gây nguồn cảm hứng vô tận cho hậu thế.
Bài gốc từ page : Những giai thoại lịch sử thú vị của Việt Nam.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Lý Thường Kiệt và bài thơ Nam Quốc Sơn Hà bằng tiếng Hán





Ly+Thuong+Kiet+1 [Photo] Bộ ảnh lịch sử Việt Nam anh hùng

Lý Thường Kiệt và bài thơ Nam Quốc Sơn Hà bằng tiếng Hán – Hình Lý Thường Kiệt được phỏng theo các pho tượng Hộ Pháp Thần tại chùa cổ Việt Nam. Ví ông cũng như các vị anh hùng Việt nam là những vị thần thánh giáng trần bảo vệ non sông.
========================

  


Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch nghĩa

Núi sông nước Nam thì vua Nam ở,
Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời.
Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?
Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong.

Tương truyền, năm 1077, hơn 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt. Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn. Nhiều trận chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát, ở phía nam bờ sông, giả làm thần đọc vang bài thơ trên. Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hoà, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giành lại giang sơn, giữ vững bờ cõi Đại Việt. Một số nhận định xem bài thơ này là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Bài thơ này nằm trong truyền thuyết về hai anh em Trương Hống, Trương Hát. Có tài liệu gắn truyền thuyết này với Lý Thường Kiệt trong cuộc chiến chống quân Tống năm 1076, sớm nhất là Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên đời Trần), sau đó được nhiều sách sử khác như Đại Việt sử ký toàn thưViệt sử tiêu án,... chép lại. Trong khi đó, sách Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp đời Trần) lại gắn truyền thuyết này với cuộc chiến chống quân Tống lần thứ nhất thời Tiền Lê của Lê Đại Hành năm 981, với nội dung như sau:
南國山河南帝居,
皇天已定在天書。
如何北虜來侵掠,
白刃翻成破竹餘。

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư.
Như hà Bắc lỗ lai xâm lược,
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.

(Sông núi nước Nam thì vua Nam ở.
Thượng đế đã định như vậy trong sách trời.
Cớ sao giặc phương Bắc lại tới đây xâm lược,
Gươm sáng sẽ chém hết các ngươi tan tành như chẻ tre.)
Ngoài ra, bài thơ còn có khoảng hơn 30 dị bản được chép trong các sử và sách khác nhau. Tiêu đề bài thơ do nhóm biên soạn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thêm.

Chiến thuật cuộc hành quân thần tốc của quân Tây Sơn


https://vietsugiaithoai.com/nghe-thuat-quan-su-cua-vua-quang-trung-nguyen-hue-ve-mat-dung-binh/




https://www.google.com/search?q=Chi%E1%BA%BFn+thu%E1%BA%ADt+cu%E1%BB%99c+h%C3%A0nh+qu%C3%A2n+th%E1%BA%A7n+t%E1%BB%91c+c%E1%BB%A7a+qu%C3%A2n+T%C3%A2y+S%C6%A1n+ti%E1%BA%BFn+ra+%C4%91%E1%BA%A5t+B%E1%BA%AFc&oq=Chi%E1%BA%BFn+thu%E1%BA%ADt+cu%E1%BB%99c+h%C3%A0nh+qu%C3%A2n+th%E1%BA%A7n+t%E1%BB%91c+c%E1%BB%A7a+qu%C3%A2n+T%C3%A2y+S%C6%A1n+ti%E1%BA%BFn+ra+%C4%91%E1%BA%A5t









Chiến thuật cuộc hành quân thần tốc của quân Tây Sơn tiến ra đất Bắc



Chia sẻ với bạn bè :


Quân đội Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược là một kỳ tích về chống ngoại xâm của lịch sử nước Việt. Trong cuộc chiến tranh chớp nhoáng ấy, có không ít huyền thoại về cách dụng binh của Hoàng đế Quang Trung. Chiến thuật được áp dụng trong cuộc hành quân thần tốc của quân Tây Sơn tiến ra đất Bắc là một trong những đỉnh cao trong nghệ thuật quân sự của Đại Việt ta.

Lý do dẫn đến cuộc hành quân thần tốc của quân đội Tây Sơn

Cuối năm 1788, theo khẩn cầu của Lê Chiêu Thống, chớp lấy cơ hội, Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh phái Tổng đốc Lưỡng Quảng là Ngô Sĩ Nghị mang 290.000 quân sang xâm lược nước ta. Dẫn đường cho chúng là bè lũ bán nước của Lê Chiêu Thống.
Tiến vào nước ta, đội quân xâm lược đông đảo tự đắc, ăn chơi phè phỡn, khinh nhường người Việt, cuối cùng bị vua Quang Trung đánh cho tan tác.
Theo kế hoạch định sẵn, sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), hơn 100 voi chiến của quân Tây Sơn xông thẳng vào đồn Ngọc Hồi. Lần đầu tiên, Quang Trung – Nguyễn Huệ buộc đại bác lên lưng voi, biến thành “những cỗ xe tăng sống”. Ngoài đại bác, đội tượng binh của Tây Sơn còn được trang bị thêm hỏa hổ, súng tay, giáo mác, cung nỏ…
10 vạn quân Tây Sơn di chuyển liên tục và đánh tan quân Thanh vào mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789). Đó là cuộc hành quân có một không hai trong lịch sử quân sự nước nhà.
Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789 ghi dấu ấn đậm nét của anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ với cuộc hành quân độc đáo do ông chỉ huy mà đến nay nhiều sử gia vẫn chưa thể giải thích thuyết phục.

Cuộc hành quân thần tốc của quân Tây Sơn là có một không hai trong lịch sử



Mô phỏng cuộc hành quân thần tốc của quân đội Tây Sơn
Mô phỏng cuộc hành quân thần tốc của quân Tây Sơn

Có ý kiến cho rằng thực tế, vua Quang Trung đã giấu quân tinh nhuệ ở Ninh Bình, sau đó thực hiện cuộc hành quân nghi binh từ Phú Xuân ra Bắc. Theo một giả thuyết khác, quân Tây Sơn di chuyển bằng thuyền chứ không phải đường bộ.
Sách “Lê triều dã sử” và nhiều nhà sử học khác nhận định sở dĩ quân Tây Sơn hành quân nhanh chóng vì Nguyễn Huệ đã bố trí 3 người một tốp, 2 người cáng, một người nghỉ rồi cứ thế thay phiên nhau đi suốt đêm.
Theo đó, quân Tây Sơn đan cáng bằng tre, nứa. Khi đến những khúc sông, họ lấy cáng ra làm thuyền thúng. Đây cũng chính là giả thiết được nhiều nhà sử học dùng để giải thích về cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung.
Tuy nhiên, đến nay, tất cả giả thiết kể trên đều chưa thể thuyết phục hoàn toàn, kể cả giả thiết dùng võng khiêng. Bởi, kể từ khi Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ngày 22/12/1788 (Âm lịch là 25/11) đến khi tiêu diệt toàn bộ quân Thanh , nghĩa quân Tây Sơn hành quân và đánh giặc chỉ trong 40 ngày.
Theo tính toán của một số nhà nghiên cứu của Viện Sử học, khoảng thời gian đó, trung bình mỗi ngày, 100.000 quân Tây Sơn cùng 300 thớt voi phải đi được khoảng 48 km. Họ phải di chuyển liên tục không có ngày nghỉ.
Thời điểm đó, Huế ra Thăng Long chỉ có hai tuyến đường chính gồm Lai Kinh (gần trùng với quốc lộ 1A hiện nay) và Thượng Đạo, men theo đồi núi trung du phía Tây.
Tuyến Lai Kinh ngắn hơn, nhưng là đường đất và nhiều sông hồ, đầm lầy, hàng chục nghìn quân, voi khó đi với tốc độ 40-45km/ngày. Các nhà sử học nhận định đại quân, voi và phương tiện chiến tranh không thể vận hành theo tuyến Lai Kinh.
Nhiều sử gia đồng ý với quan điểm nghĩa quân Tây Sơn hành quân theo đường Thượng Đạo. Tuyến đường này dài hơn một chút so với Lai Kinh, nhưng địa hình đồi núi trung du, chỉ qua sông đầu nguồn và những con suối cạn. Tuyến này cũng chỉ có vài ba con sông lớn như sông Lam, sông Mã…
Với tuyến Thượng Đạo, vấn đề qua sông suối dễ dàng, voi đã có thức ăn như chuối rừng và cỏ. Điều quan trọng là quân địch không thể phát hiện sự động binh của vua Quang Trung ra Bắc.
Giả thiết như vậy, nhưng làm sao thực hiện được cuộc hành quân không tưởng như thế, khi mọi chỉ số đưa ra đều vượt quan giới hạn sinh học của con người vào thời điểm đó? Đó rõ ràng là bí mật sẽ còn rất lâu nữa mới có lời giải.
Tuy nhiên, PGS.TS Hà Mạnh Khoa – Viện Sử học – nhận xét đây là cuộc hành quân thần tốc nhất, một trong những kỳ tích về hành quân và tổ chức đánh giặc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng vĩ đại đó không tách rời sự lãnh đạo và tổ chức tài ba của vua Quang Trung.

“ĐÁNH CHO NÓ PHIẾN GIÁP BẤT HOÀN”

Để đối phó đội quân voi, Đề đốc Hứa Thế Thanh cho đội kỵ binh hùng mạnh nhất ra nghênh chiến. Vừa nhìn thấy đội tượng binh, ngựa chiến quân Thanh hí lên những tiếng kinh hoàng rồi quay đầu bỏ chạy, dẫm đạp lên chính quân lính của Tôn Sĩ Nghị.
Đội quân mã thất trận, quân Thanh tiếp tục chui vào đồn trú, dốc toàn lực nã đại bác vào quân Tây Sơn. Đợt tấn công thứ nhất kết thúc với lợi thế thuộc về đội quân xâm lược phương Bắc. Tuy nhiên, liền sau đó, Nguyễn Huệ tổ chức đợt tấn công thứ hai. Lần này, voi chiến chỉ đóng vai trò mở đường.


Tranh vẽ Quang Trung đại phá quân Thanh và cuộc hành quân thần tốc
Tranh vẽ Quang Trung đại phá quân Thanh.

Theo sách “Hoàng Lê nhất thống chí”, cứ mối tốp 30 người, 10 người giắt đoản đao bên hông, cùng nhau khiêng một tấm bảng lớn, phía trước có tẩm rơm trộn bùn để chặn tên của địch. 20 người núp sau tấm ván che cùng nhất tề tiến lên. Theo các tài liệu lịch sử, số quân cảm tử này khoảng 600 người, chia thành 20 tốp.
Ở bên kia chiến tuyến, quân Thanh liên tục bắn đại bác, phun hỏa mù. Khung cảnh lúc bấy giờ, theo mô tả của “Hoàng Lê nhất thống chí” là “khói lửa mù trời, gần nhau trong tấc gang mà chẳng thấy gì cả”.
Tiến ngay sau đội voi chiến và quân cảm tử, đại binh Tây Sơn tiến vào như thác lũ. Những tấm bia lớn bằng rơm được dùng để đỡ đạn, kẻ trước người sau liều chết xông lên. Đại binh đánh thẳng vào dinh trại của kẻ địch.
Số quân Thanh sống sót trong trận Ngọc Hồi cố chạy về Thăng Long, nhưng đến Thường Tín (Hà Nội), chúng bị quân Tây Sơn lao ra đánh, tổn thất rất nặng.Dù nhà Nguyễn căm thù quân Tây Sơn, sau này, sử gia của họ vẫn phải thừa nhận “đồn Ngọc Hồi tan tành, quân địch chết chồng chất lên nhau”. Cả đề đốc Hứa Thế Hanh cùng Tổng binh Thượng Duy Thăng của địch tử vong tại trận.
Sau Thường Tín đến Thanh Trì, quân giặc tiếp tục bị đội quân của Đô đốc Bảo đánh cho tan tàn. Toàn bộ quân chạy đến Đầm Mực thì bị giết hoặc bắt sống.
Chỉ trong vòng một buổi sáng mùng 5 Tết, quân Tây Sơn đã đánh tan đồn Ngọc Hồi, nhanh chóng tiến vào Thăng Long, sào huyệt cuối cùng của Tôn Sĩ Nghị.
Để thoát thân, Tôn Sĩ Nghị còn chặt đứt cầu phao, mặc cho quân lính của mình chết đuối. Theo ghi chép của các giáo sĩ phương Tây, chỉ còn vài trăm quân Thanh trong số hơn 200.000 quân xâm lược chạy thoát về nước.
Mô tả về hình ảnh quân Thanh và ông vua bán nước Lê Chiêu Thống bấy giờ, Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toát viết rằng: “Vua Lê khi ấy vội vàng / Cùng Tôn Sĩ Nghị sang đàng Bắc Kinh / Qua sông lại sợ truy binh / Cầu phao chặt đứt quân mình thác oan”.
Nguồn : Zing.vn





BÀI VIẾT MỚI NHẤT