Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

MERRY CHRISTMAS


 
 
 
MERRY CHRISTMAS


Image result for chuc mung giang sinh
 
HAPPY NEW YEAR 2016
 
 

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

TƯỜNG ĐÔNG ONG BƯỚM ĐI VỀ MẶC AI



TƯỜNG ĐÔNG ONG BƯỚM ĐI VỀ MẶC AI

Thúy Kiều

Tường rêu phủ kín cửa to dày
 Đông tuyết rơi nhiều lạnh lắm thay
Ong lượn vườn hoa hình cả đám
Bướm ru lối mộng bóng nguyên bầy
 Đi nơi rừng thẳm làn mây bủa
Về chốn non ngàn nắng hạ vây
Mặc Thúy Kiều thân tàn gác tía
 Ai kia lại nỡ cợt duyên này

Vancali


TRÁCH THAY
Tường tận vận khi xấu đẹp dày
Đông lùi rộn rã dáng xuân thay
Ong đàn nhập bọn riêng thờ chúa
Bướm cặp thành đôi lẻ kiếm bầy
Đi khắp mười phương duyên phận bạc
Về trong một quẻ số trời vây
Mặc dù thời đến buông cơ hội
Ai trách gì ai phải trách này

04/12/2015
CSL


TƯỜNG ĐÔNG ONG BƯỚM ĐI VỀ MẶC AI
[Truyện Kiều chương 1]

TƯỜNG thành dằng dặc dấu rêu dày
ĐÔNG vạn hùng binh khó vượt thay
ONG liệng đường hoa sương xẻ bóng
BƯỚM bay lối nguyệt tuyết in bầy
ĐI xa cố quận mưa giăng toã
VỀ lại quê hương nắng tũa vây
MẶC bọn Giám Sinh.. phường trở tráo
AI thương Kiều nữ hoạ chương này....
Tú lang thang

voduonghonglam

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.




Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Má anh đào

Chữ kia nét phụng lắm công dày
Tài sắc khuynh thành khổ cực thay
Chữ nhật khuôn vàng đâu kết bạn
Mệnh căn vóc phượng khó nên bầy
Khéo mà dáng ngọc dường như đuổi
Là lượt trăng ngà thể bị vây
Ghét má anh đào duyên huyễn ảo
Nhau khi bỏ sót tội tình này

Vancali 11.28.15

ANH HÙNG KHÍ ĐOẢN

Chữ tín ba quân nghĩa nặng dày
Tài buông, vận bỏ ngậm ngùi thay
Chữ tình đã chớm mong thành sự
Mệnh lệnh vừa xong đợi rã bầy
Khéo léo hồ ly giăng bẫy rập
Là đà mãnh hổ lạc vòng vây
Ghét thương, sai đúng bao lời nói
Nhau nhảu buồn thêm cám cảnh này

02/12/2015
CSL
.


THUÝ KIỀU XỬ ÁN

Chữ tin kia mới đẹp hơn dày
Tài dẫu nghiêng thành cũng luỵ thay
Chữ Tú -Mụ -Bà , phường bán phấn
Mệnh Sinh - Mã- Giám , cũng chung bầy
Khéo khen Hoạn -Thị mưu gài bẫy
trách Sở - Khanh cố đuổi vây
Ghét bọn Khuyển ,Ưng cùng Bạc Hạnh...
Nhau dắt ra mau xử tội này...

Tú lang thang

voduonghonnglam


Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

TRỜI XANH QUEN THÓI MÁ HỒNG ĐÁNH GHEN

 
 

6..Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Số mạng

( Họa Sắc son cũa KH 0)

 

Trời cao đã tạo nghĩa ơn dày
Xanh biếc non bồng cảnh đẹp thay
Quen biết rồi xa buồn lẻ bóng
Thói đâu xúm lại giễu chung bầy
đào gác vắng thương giăng mắc
Hồng lệ canh trường nhớ bủa vây
Đánh đổi ân tình cho số mạng
Ghen chi khóc hận tấm thân này

Vancli 11.28.15
 
Đa sầu, đa cảm thế này có giống Vancali đâu!?..
Thật là ghen với Kiều, ng ta ngã 1 lần có khi hẻo rồi, Kiều ngã vài lần vẫn may mắn gặp Từ Hải mà cũng không giữ được haizzz..

TIẾC THAY
Trời tạo nghiệp duyên phúc mỏng dày
Xanh xao vóc liễu ngẫm buồn thay
Quen trò hữu phận chia hai ngả
Thói xấu uyên ương rẽ lẻ bầy
Má thắm ngẩn ngơ ong bướm lượn
Hồng trần sắp sẵn cuộc cờ vây
Đánh chi một nước lòng ôm hận
Ghen, tiếc vì đâu lỡ vận này
29/11/2015
CSL
 
 
TRUYEN KIM VÂN KIỀU  

TRỜI XANH QUEN THÓI MÁ HỒNG ĐÁNH GHEN
 

Trời còn ơn đức nghĩa cao dày
Xanh cái hồng nhan đẹp đẻ thay
Quen tiếc hôm nào ngồi đối bóng
Thói thương buổi đó dạo chung bầy
đào tựa cửa sầu giăng bũa
Hồng mận bên vườn nắng tủa vây
Đánh đổi chữ tài thay chữ mệnh
Ghen sao con tạo trớ trêu này... ?
                                                
Tu lang thang   
                                  voduonghonglam                                     
 

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Hoa xưa hẹn lối ngày phong nhụy,

 
 
Bình yên ruộng lúa với nương dâu,
Phố xá bừng lên ánh nhiệm màu.
 
Rạch Bến Nghé
Bến Nghé thiếp sang ngày hội ngộ,
Hà tiên chàng lại buổi hoàn châu.

Hà Tiên

Hoa xưa hẹn lối ngày phong nhụy,
Trăng cũ thề đưa nối nhịp cầu.
Cách trở khôn ngăn dòng lá thắm.
Tình chàng ý thiếp gởi muôn câu…

[trich QUE HUONG VA TINH YEU]
Duong Lam[vophubong]
 

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

LỊCH SỬ VIỆT NAM




NGÀY HẸN ƯỚC
Nhớ ngày hai đứa hẹn lời yêu
Là lúc mùa sen nở rất nhiều
Tay nắm trong tay trời lặng lặng
Tóc lùa hương tóc gió xiêu xiêu
Nụ hôn dịu nhẹ như sương sớm
Ánh mắt thiết tha tựa nắng chiều
Anh dắt em đi vào cõi mộng
Dệt tình yêu đẹp gấm hoa thêu

Liên Hương làm bài này cho nó lạc quan tí Vân ơi. mai là được nghỉ rồi, vui nha Vân


CHỮ TÌNH YÊU

Quen em mới hiểu chữ tình yêu
Đậm nét thương thương nhớ nhớ nhiều
Dằn vặt tâm tư khi nắng nhạt
Ngẩn ngơ số phận lúc trăng xiêu
Kiếm tìm hạnh phúc trong mơ ảo
Xây dựng tương lai giữa tuổi chiều
Mưa gió cuối đời sao chẳng dứt
Đau lòng ôm mãi bóng hình thêu

Thanh Huy
VÌ NGƯỜI

Đau lòng ôm mãi bóng hình thêu
Suốt một đời hoa xế bóng chiều
Mộng gió để rồi cơn gió lạc
Mơ tình nào biết mảnh tình xiêu
Dù rằng dạ nhủ thôi yêu lắm
Mà vẫn lòng mong cứ nhớ nhiều
Trót phận tằm tang sao dứt kén
Vì người gửi trọn trái tim yêu

Liên Hương


Ước nguyện !


Vì người gửi trọn trái tim yêu
Một dạ dù cho trắc trở nhiều
Suốt kiếp nâng khăn dù bão táp
Trọn đời sửa túi dẫu nhà xiêu
Cùng ai đầu bạc dù đau yếu
Đến tuổi răng long hoặc xế chiều
Ước nguyện đôi ta tình mãi mãi
Gương mình con cháu dệt hoa thêu

Vancali


KHỔ VÌ AI
 
Quen rồi rung cảm rủ lòng yêu 
Ai biết ai thương kẻ khổ nhiều 
 Bao kỷ niệm xưa ray rức nhớ 
 Một ân tình cũ nhạt nhoà xiêu
Tìm em mỏi mắt trong mưa sớm 
Đuổi bóng chồn chân giữa nắng chiều
Tứ cố vô thân đời nghiệt ngã 
Xa thời say đắm ánh trăng thêu

Thanh Huy                                                                                 q


LỊCH SỬ VIỆT NAM

Sử Việt muôn đời mãi mến yêu,
Công cha nghĩa mẹ nhớ thương nhiều.
Ngàn năm đất tổ cơ đồ vững,
Bao thuở tham tàn phách lạc xiêu.
Kiếm bạt  Đằng giang phơi xác giặc.
Cờ rung  Bắc ải lộng mây chiều.
Trời nam đất Việt người  nam giữ,
Non nước ngàn đời gấm vóc thêu.

Duong Lam[voduonghonglam]

Bài hoạ cuả Dương lam hay quá, mượn vần từ bài thơ tình cảm chuyển sang bài thơ hào khí ngất trời, khiến cho SA cầmlòng hỏng đặng, xin theo gót DL hoạ cùng nha.


OAI DANH TỘC VIỆT

Nhìn trang lịch sử rất là yêu
Tự thuở thư sinh được học nhiều
Tướng thiếu quân thưa không hãi sợ
Người đông sức mạnh chẳng liêu xiêu
Oai danh tộc Việt lừng muôn chốn
Khí thế dân Nam lộng khắp chiều
Giặc Bắc xâm lăng bờ cõi giữ
Ngời ngời khí thế phất cờ thêu

Sương Anh

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

LỊCH SỬ



LỊCH SỬ

Tiệc chửa tàn canh,rượu chớ say!
Còn đây ta hẹn khúc quanh nầy…
Quyết thề giữa trận vung tay kiếm
Cùng hẹn bên trời đạn xé mây[1­
Đất Tống bao lần thành quách đổ [2]
Trời Nam muôn thủơ rạng kỳ đài
Sân nhà giặc đến toàn dân đánh
Hàm tử [3],Chi Lăng[3]…xác giặc đầy…
Duong Lam

[voduonghonglam]
 
NOTES:
-----------
[1]
Đạn pháo binh… bắn vòng cầu, xé mây đi…
 
[2­­]
Năm 1075, Vương An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt.
Vua Lý biết tin, sai ông và Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc[8], Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tôn Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người"[9].
Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Nam tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ[10].
Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ti kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, ti ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu[11].
Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây.
Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ.
Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây) phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.
Tri Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Nam bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Lý[12]. Người trong thành không chịu hàng, nên bị giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000[12], tuy nhiên quân Lý cũng tổn thất đến một vạn người và nhiều voi chiến[11].
Lý Thường Kiệt làm cỏ xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, nghe thấy quân Nam kéo gần đến thành, liền bỏ thành chạy trốn[13]. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.
Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước. Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ).

[3­
Trận Hàm Tử - Tây Kết
Để phòng thủ mặt phía Nam của thành Thăng Long, quân Nguyên dựng 2 căn cứ liền kề nhau ở hai bờ sông Hồng, một ở Hàm Tử Quan (cửa Hàm Tử - nay ở Khoái Châu, Hưng Yên) và một ở Chương Dương Độ (bến Chương Dương - nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội). Tháng 5, Trần Quang Khải dẫn quân tấn công đồng thời 2 căn cứ này.
Toa ĐôÔ Mã NhiThanh Hoá, Nghệ An giao chiến với quân Trần do Trần Quang Khải chỉ huy mấy lần đều bị đẩy lui. Lương thực gần cạn, tới mùa hè nóng bức, quân Nguyên không hợp thời tiết, hai tướng bèn bỏ ý định truy tìm vua Trần mà vượt biển ra bắc để hội binh với Thoát Hoan.
Trần Quang Khải thấy quân Nguyên rút ra bắc bèn báo với vua Trần. Vua Trần cùng các tướng nhận định rằng: Quân Nguyên nếu còn mạnh, ắt truy kích vua Trần từ hai mặt nam bắc; nay cánh phía bắc không tới, cánh phía nam rút đi tức là đã mỏi mệt. Nhà Trần xác định đây là thời cơ phản công [41].
Trần Nhân Tông sai Trần Nhật Duật làm chánh tướng, Chiêu Thành Vương[42]Trần Quốc Toản làm phó tướng đi cùng với Nguyễn Khoái mang 5 vạn quân ra bắc đuổi đánh Toa Đô. Trong quân Trần Nhật Duật có tướng người Trung Quốc của nhà Tống cũ là Triệu Trung theo hàng.
Trần Nhật Duật gặp binh thuyền Toa Đô ở bến Hàm Tử, bèn chia quân ra đánh. Hai bên chống nhau ác liệt. Toa Đô đi đường xa, giao chiến lâu ngày đã mỏi mệt, trông thấy cờ hiệu Tống của Triệu Trung, lo lắng tưởng rằng nhà Tống đã khôi phục sang giúp Đại Việt. Nhóm quân người Hoa trong hàng ngũ quân Trần đều muốn trả thù nên đánh rất hăng.
Trong khi đó quân Trần lại dùng kế ly gián, bắn tên gắn giấy sang bên quân Nguyên, nói rằng chỉ đánh người Thát Đát chứ không đánh người Hoa. Điều đó khiến nhiều tướng sĩ người Hoa trong quân Nguyên không tận lực chiến đấu hoặc trở giáo sang hàng quân Trần. Toa Đô bị thua to. Sau khi thua trận ở Hàm Tử Quan, Toa Đô vẫn không biết rằng Thoát Hoan đã tháo chạy. Cánh quân Toa Đô đóng ở sông Thiên Mạc[12](đoạn sông HồngHưng Yên) và tìm cách liên lạc với ông. Được ít ngày, Toa Đô biết tin quân Thoát Hoan đã thất bại và rút chạy, bèn lui về Tây Kết (Khoái Châu).Ngày 24 tháng 6 năm 1285, Trần Hưng Đạo trực tiếp chỉ huy quân đánh Toa Đô. Toa ĐôÔ Mã Nhi thua, bỏ thuyền đi đường bộ ra phía biển. Trên đường chạy, Toa Đô bị quân Đại Việt bao vây, sau cùng bị tướng Vũ Hải của nhà Trần chém đầu. Ô Mã Nhi thì chạy thoát về Thanh Hóa. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Trần Nhân Tông trông thấy thủ cấp của Toa Đô thì cởi áo ngự phủ lên và nói "người làm tôi phải nên như thế này" rồi sai người khâm niệm tử tế.
Sử liệu dẫn khác nhau về các tướng tham chiến. Có tài liệu cho rằng Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái và Triệu Trung cùng đánh trận Hàm Tử [41], có tài liệu dẫn rằng chỉ có Trần Nhật Duật và Triệu Trung đánh Hàm Tử, còn Nguyễn KhoáiTrần Quốc Toản đánh trận Tây Kết.[43]
[4­]
Trận Chi Lăng
Tháng 9 năm 1427, Liễu Thăng đi đường Quảng Tây, Mộc Thạnh đi đường Vân Nam sang cứu Vương Thông. Đường Liễu Thăng đi dự tính từ Lạng Sơn, qua Xương Giang để vào Đông Quan. Lê Lợi sai Lê Sát cùng Lê Văn Linh, Lưu Nhân Chú mang 2 vạn quân và 5 voi trận lên ải Chi Lăng đón đánh.
Ngày 8 tháng 10, cánh quân Liễu Thăng tiến vào Việt Nam. Lê Sát đặt phục binh ở Chi Lăng rồi sai tướng giữ ải là Trần Lựu mang quân ra đánh nhử, giả thua, trước tiên bỏ ải Pha Lũy về ải Chi Lăng. Quân Minh hăng hái tiến lên giành ải Pha Lũy, rồi tiến đến Chi Lăng. Ngày 20 tháng 9 (10/10 dương lịch), hai bên lại đụng nhau ở Chi Lăng, Trần Lựu lại thua chạy. Liễu Thăng dẫn quân tiên phong tiến lên trước, Lê Sát và Lưu Nhân Chú đổ ra đánh, chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên cùng hơn 1 vạn quân Minh.
 
nguon :Wikipedia
 

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ



THƠ ĐƯỜNG LỊCH SỬ

BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ

 

Anh hùng cái thế giữa muôn quân
Hào kiệt uy nghi gấp vạn lần
Ngang dọc sông hồ như dũng sĩ
Tung hoành cung kiếm tựa chinh nhân
Mưu cơ một chước tan đồn giặc [1] 
Kiếm thế đôi chiêu khiếp quỉ thần
Uy vũ Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ
Ngàn đời danh tiếng dậy trời Nam...
 Duong Lam


[1] Mưu   một chuớc tan đồn giặc...
Ngày 29 tháng 1, Quang Trung dùng các toán quân nhỏ đánh khiêu khích ngoại vi Ngọc Hồi tạo sự căng thẳng cho quân Thanh và gây bất ngờ cho cánh quân đô đốc Long đánh đồn Đống Đa.
 Mờ sáng 30 tháng 1 (mùng 5 Tết), quân Tây Sơn bắt đầu tấn công từ hướng nam: mở đầu, đội tượng binh (trên 100 voi chiến) đánh tan phản kích của kị binh Hứa Thế Hanh; tiếp sau, bộ binh (gồm 600 quân cảm tử chia làm 20 toán), trang bị đoản đao, ván chắn bằng gỗ quấn rơm ướt che mình, tiến thành hàng ngang áp sát chiến luỹ, tạo điều kiện cho đại quân Quang Trung tiến lên giáp chiến. Quân Thanh chống không nổi, chết và bị thương quá nửa. Đề đốc Hứa Thế Hanh và tả dực Thượng Duy Thăng bị giết.Số tàn quân do tiên phong Trương Triều Long chỉ huy bỏ chạy về Thăng Long, nhưng bị chặn trên đường rút (gần Văn Điển ngày nay) buộc phải chạy theo hướng Đầm Mực. Tại đây, quân của đô đốc Bảo đã phục kích sẵn, tiêu diệt toàn bộ. Ngọc Hồi thất thủ, quân Tây Sơn thừa thắng đánh chiếm đồn Văn Điển và tiến thằng vào Thăng Long . Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, quân Tàu đại bại kéo tàn binh chạy về nước…


THƠ ĐƯỜNG LỊCH SỬ
BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ

 

Anh hùng cái thế giữa muôn quân
Hào kiệt uy nghi gấp vạn lần
Ngang dọc sông hồ như dũng sĩ
Tung hoành cung kiếm tựa chinh nhân
Mưu cơ một chước tan đồn giặc [1] 
Kiếm thế đôi chiêu khiếp quỉ than
Uy vũ Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ
Ngàn đời danh tiếng dậy trời Nam...
 Duong Lam


[1] Mưu   một chuớc tan đồn giặc...
Ngày 29 tháng 1, Quang Trung dùng các toán quân nhỏ đánh khiêu khích ngoại vi Ngọc Hồi tạo sự căng thẳng cho quân Thanh và gây bất ngờ cho cánh quân [link=http://www.blogger.com/null]đô đốc Long đánh đồn Đống Đa.
 Mờ sáng 30 tháng 1 (mùng 5 Tết), quân Tây Sơn bắt đầu tấn công từ hướng nam: mở đầu, đội tượng binh (trên 100 voi chiến) đánh tan phản kích của kị binh Hứa Thế Hanh; tiếp sau, bộ binh (gồm 600 quân cảm tử chia làm 20 toán), trang bị đoản đao, ván chắn bằng gỗ quấn rơm ướt che mình, tiến thành hàng ngang áp sát chiến luỹ, tạo điều kiện cho đại quân Quang Trung tiến lên giáp chiến. Quân Thanh chống không nổi, chết và bị thương quá nửa. Đề đốc Hứa Thế Hanh và tả dực Thượng Duy Thăng bị giết.Số tàn quân do tiên phong Trương Triều Long chỉ huy bỏ chạy về Thăng Long, nhưng bị chặn trên đường rút (gần Văn Điển ngày nay) buộc phải chạy theo hướng Đầm Mực. Tại đây, quân của đô đốc Bảo đã phục kích sẵn, tiêu diệt toàn bộ. Ngọc Hồi thất thủ, quân Tây Sơn thừa thắng đánh chiếm đồn Văn Điển và tiến thằng vào Thăng Long . Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, quân Tàu đại bại kéo tàn binh chạy về nước…

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Biển rộng trời cao bằng sãi cánh,




Biển rộng trời cao bằng sãi cánh
[ Trích "QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU vophubong]


 
Long đong trên bước đường lưu lạc,
  Bốn hướng về đâu dặm hải trình.
  Biển rộng trời cao bằng sãi cánh,
  Sông dài núi thẳm gót phiêu linh.
  Công cha nghĩa mẹ còn chưa trả,
  Ơn chị tình em hẹn đáp đền.

  


  Nắng nhuộm rừng phong. Thu đã tới,  
Bên đường từng chiếc lá lênh đênh.

Duong Lam[vophubong]

 

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

GƯƠNG DANH NHÂN NƯỚC VIỆT: BÀ TRIỆU ẨU :-TRIỆU THỊ TRINH

 THƠ ĐƯỜNG 
===========
GƯƠNG DANH NHÂN NƯỚC VIỆT

 
 [nguon:internet:]


Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta"


 
Bà Triệu Thị Trinh trong bộ ảnh Việt Nam Anh Hùng.
  [nguon:internet:]

Đạp cơn sóng dữ quậy ngông cuồng
Chém cá tràng kình dậy biển Đông

  Giúp nuớc xây nhà xua giặc mạnh
 
Dương cờ khởi nghĩa dựng binh hùng
 Bồ Điền[ 1] giữa trận so đao kiếm
Non Việt bên trời lập chiến công
Nữ tướng Nhụy Kiều danh nỗi tiếng [2]
Ngàn sau rạng rỡ giống Tiên-Rồng.
 
voduonghonglam- vophubong

  --------------------------------
    Chú thích:
[1] Bồ- Điền : căn cứ địa xảy ra những trận chiến quyết liệt
[Bồ Điền giữa trận so đao kiếm] giữa quân Bà và quân Ngô... 
 
[2]  Nhụy Kiều : Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa.
--------------------------------------------------------------
 
Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248)
(Bà Triệu) "Muốn coi lên núi mà coi
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng"
 

Trong lịch sử đấu tranh chống ách đô hộ và giành độc lập cho nước nhà, nếu đỉnh cao của thế kỷ I là khu vực Giao Chỉ và đỉnh cao của thế kỷ II là vùng Nhật Nam, thì đỉnh cao của thế kỷ III lại là quận Cửu Chân. Thực ra, ngay từ cuối thế kỷ II, nhân dân Cửu Chân cũng đã từng phối hợp chặt chẽ với nhân dân Nhật Nam trong cuộc đấu tranh chống ách thống tri của nhà Hậu Hán. Chính họ đã góp phần không nhỏ vào quá trình tạo lập nên vương quốc của người Chăm (năm 192). Tuy nhiên, chói lọi nhất thế kỷ III vẫn là cuộc khởi nghĩa ở trung tâm quận Cửu Chân do Triệu Thị Trinh phát động và lãnh đạo.


Triệu thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình hào trưởng. Triệu thị Trinh là một phụ nữ có tướng mạo kỳ lạ, người cao lớn vú dài nǎm thước. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, làm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên dùng tài làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận.
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà gả chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình mà đến nay không mấy người Việt Nam là không biết: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ sao lại chịu khom lưng làm  tì thiếp người ta". Truyền thuyết kể rằng, nǎm 248 khi Triệu Thị Trinh khởi nghĩa trời đã sai đá núi loan tin tập hợp binh sĩ trong vùng. Đêm khuya từ lòng núi đá phát ra rằng:

"Có Bà nữ tướng.

 Vâng lệnh trời ra.

 Cỡi voi một ngà.

 Dựng cờ mở nước.

 Lệnh truyền sau trước.

 Theo gót Bà Vương".

 Theo đó dân chúng trong vùng hưởng ứng nhiệt liệt, có người mang theo cả bộ giáp vàng, khǎn vàng.... dâng cho bà. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt được tôn làm Chủ tướng. Bà Triệu là Nhuỵ Kiều tướng quân (Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa). Khi ra trận Bà mặc áo giáp vàng, chít khǎn vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi một ngà. Quân Bà đi đến đâu dân chúng hưởng ứng, quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Vương đánh giặc. Cho đến nay nhân dân vùng Thanh Hoá và lân cận còn nhiều câu ca, lời ru con nói về sự kiện này.
Sau hàng chục trận giao tranh với giặc, trận thứ 39 anh trai bà là Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lên làm chủ tướng và lập nên một cõi giang sơn riêng vùng Bồ Điền khiến quân giặc khó lòng đánh chiếm. Biết bà có tính yêu sự trong sạch , ghét quân dơ bẩn, quân giặc bố trí một trận đánh từ tướng đến quân đều loã thể. Bà không chịu được chiến thuật đê hèn đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn.
Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện  Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của Dân tộc Việt Nam. 
[nguon: Lich su Viet Nam ]
 =====================

 

 

 

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

VẠN DẶM KIẾM HỒNG TUNG VÓ NGỰA


THƠ ĐƯỜNG LỊCH SỬ
 ==================
  VẠN DẶM KIẾM HỒNG TUNG VÓ NGỰA
[Trích QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU]
 
Image result for quang trung nguyễn huệ lịch sử

Muôn câu ý đẹp tình thêm đẹp,
Rượu tiễn chàng đi bước hải hồ.[5]
Vạn dặm kiếm hồng tung vó ngựa,
Ngàn năm khuê các dậy lầu thơ...[6]
Ta vây Khương thượng - giặc tan vỡ,
Địch đến Nhị hà-  nươc nghẽn bờ.[7]
Thây giặc chất cao thành gò Đống,[8]
Thanh triều nửa tĩnh nửa như mơ...[9] 
 

Duong Lam -vophubong
 

---------------------------------------------
Chú thích và bình luận :
 

[5] Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế … , chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - cố thủ chờ lệnh. Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân , Nguyễn Huệ thống lãnh đại quân tiến ra Bắc. Ngọc Hân công chúa tức Hữu cung hoàng hậu tiễn đưa [ Rượu tiển chàng đi bước hải hồ , Vạn dặm kiếm hồng tung vó ngựa …]
[6]. Ngọc Hân Công chúa là một cô gái thông minh, một nữ sĩ tài hoa ,hương sắc vẹn toàn .Từ nhỏ đă được học thông kinh sử và giỏi thơ văn .Bà đã nỗi tiếng trong làng thơ nôm với bài “Ai tư vãn” gồm 164 câu,theo thể song thất lục bát ca tụng chiến công vua Quang Trung Nguyễ n Huệ [ Ngàn năm khuê cát dậy lầu thơ…]
[7,8] Đêm 30 tháng Chạp âm lịch Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn quân lính bỏ mạng. [Ta vây Khương Thượng giặc tan vỡ …] Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn,có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa. [Thây giặc chất cao thành Gò Đống…]
Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. [Địch đến Nhị hà nước nghẽn bờ ]… Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới cho đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Tàu ở biên giới dắt nhau bỏ chạy làm cho suốt năm sáu chục dặm đường không có bóng người và trâu bò súc vật…
Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày với kế hoạch tốc chiến tốc thắng ,với thiên tài mưu lược về quân sự của Nguyễn Hụê , quân Tây Sơn với quân số 10 vạn [phần lớn là dân quân chưa được tập luyện] đã đánh tan 29 vạn quân Thanh , lập nên một kỳ công hiển hách nhất trong lịch sữ nước ta và cả thế giới...Trưa mồng 5 Tết xuân Kỹ Dậu, Quang Trung với chiến bào đầy khói đen ,trên mình voi nhuộm đầy khói súng tiến vào thành Thăng Long trong sự vui mừng hã hê chào đón của toàn dân. … [Sau này khi nhớ lại lời hứa hẹn 10 năm sau vua Quang Trung sẽ lấy lại 2 tỉnh Quảng đông và Quảng tây mà Tàu đã chiếm của nước Nam ta trước kia không phải là lời nói quá nếu nhà vua không mất sớm…]!!!
[9]Tin bại trận đưa về, Càn long mắt nhắm mắt mở, nửa tĩnh nửa mê…Thôi rồi giấc mộng đế quốc bành trướng của triều Thanh tan tành thành mây khói…[Thanh triều nửa tĩnh nửa như mơ…]
[ thơ Dương Lam-vophubong ]


  [Lich su Viet nam.]


 

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

HAI BÀ TRƯNG [bài 2]


HAI BÀ TRƯNG  [bài 2]
 

  Công đức Hai Bà mãi tiếc thương… 
Ngàn năm hương sắc toã muôn phương
Thù nhà giết giặc lên ngôi báu
Giúp nước xây thành dấy nghiệp vương 

Má phấn ngàn thu ngời khí tiết, [**] 
Trụ đồng một thuở bóng tà dương. [***]
Hát Giang chiến tích còn ghi nhớ, 
Công đức Hai Bà mãi tiếc thương… 
 
Duong Lam[vophubong]


-------------------------------------------------------------------------
Notes:

BÀ Trưng Trắc sinh năm Giáp Tuất (năm 14 sau Tây Lịch), quê ở Mê Linh (Yên Lãng, Phúc Yên nay thuộc vùng Hạ Lôi, Yên Lãng, Vĩnh Phúc . Năm 39,Thái thú nhà Hán Tô Định giết Thi Sách là chồng bà. Vừa thù nhà, nợ nước, nên Bà với em là Trưng Nhị chiêu binh mãi mã ,phất cờ khởi nghĩa đánh quân nhà Hán.. Dưới bóng cờ nương tử, nghĩa binh Mê Linh phá quận nhà Hán, ngày càng có thêm nhiều đoàn quân từ các nơi đổ về dưới bóng cờ khởi nghĩa .Chẳng bao lâu, quân của Hai Bà hạ được tất cả 65 thành, Tô Định khiếp sợ, chạy trốn vê Nam Hải .Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, tự xưng là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh chấm dứt 150 năm Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước Tây Lịch đến 39 sau Tây Lịch)..

[**] Tháng Chạp, năm 41, vua Hán Quang Võ phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, mang đại quân sang đánh. Trận kịch chiến dữ dội giữa quân của Mã Viện với dân binh do Trư­ng Nữ Vương thống lĩnh đã diễn ra ở Lăng Bạc (Đông Triều - Yên Phong, Hà Bắc). Quân Mã Viện đóng trên các triền đất cao giữa vùng Lãng Bạc bị Trư­ng Nữ Vư­ơng đem quân tới chận đánh. Trận chiến đầu tiên với đạo quân của Mã Viện đã mang lại thắng lợi nhưng quân của hai Bà cũng đã hy sinh quá nhiều; trước tình thế đó, Trư­ng Nữ Vư­ơng thu quân về giữ Cấm Khê (Hà Nội - Quốc Oai - Hà Tây). Mã Viện xin tăng cường thêm quân rồi tiếp tục kéo binh huyết chiến .Trận thư hùng lại xảy ra, máu chảy đỏ cả sông Hồng . Qua những trận giao chiến với quân địch, hàng vạn quân dân Việt đã bị giết và bị bắt. Quyết chống trả với quân giặc đến cùng, Trưng Nữ Vương phải bỏ Cấm Khê lui quân về Hát Giang, nơi đây vì quân ít, thế cô và cùng đường, không muốn rơi vào tay quân địch Hai Bà bèn gieo mình xuống sông tự vận để bảo toàn khí tiết. Đó là ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão (năm 43). Theo sử Việt , Hai Bà hưởng dương 29 tuổi. [Má phấn ngàn thu ngời khí tiết…]

[***] Mã Viện đem quân về đóng ở Mê Linh, dựng trụ đồng , khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” để ghi công và đe dọa người Giao chỉ…
[ Đó thật là : “Má phấn ngàn thu ngời khí tiết .Trụ đồng một thuở bóng tà dương”…[thơ Dương Lam vophubong]
 Danh tiếng, khí tiết Hai Bà ngàn xưa còn đó, mà trụ đồng của tên giặc Tàu Mã viện đã đi về đâu???