TOTAL VIEWS_TONG SO KHACH VIENG THAM

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

BÀI VĂN “0 ĐIỂM” CHẤN ĐỘNG TRUNG QUỐC

BÀI VĂN “0 ĐIỂM” CHẤN ĐỘNG TRUNG QUỐC

* NGUYỄN THÁI NGUYÊN
* Công bằng ở đâu?
Bài văn không thấy tên tác giả mà chỉ có tên người dịch là Tiểu Thiện, đăng trên Đa Chiều. Tuy xuất xứ từ Tứ Xuyên, nhưng đã lan tràn trên mạng xã hội ở Trung Quốc đại lục và cộng đồng người Hoa ở nước ngoài. Tuy bài văn bị điểm 0 nhưng lại là bài văn được cư dân mạng đánh giá đặc biệt xuất sắc. Mời đọc để hiểu thêm nhân tình thế thái của cái “CNXH mang đặc sắc Trung Quốc”.
“Khi nhìn thấy đề bài, tôi đột nhiên cười phá lên. Vâng, đúng vậy, tôi muốn bật cười, như thể tôi có thể nhìn thấy khuôn mặt dữ tợn xám xịt của vị Giám khảo khi nhìn thấy bài thi này.
Báo chí nước nhà cho biết giá bất động sản ở Trung Quốc đã tăng 20 lần trong thập niên vừa qua. Khi mà tất cả các thanh niên có hoài bão không thể ngóc đầu lên được vì bị giá nhà đè bẹp. Vậy công bằng ở đâu?
Mức lương tháng của những người bình thường chỉ đủ để mua nửa mét vuông nhà mỗi tháng trong khi bất cứ chiếc đồng hồ nào của “Đại ca Đồng hồ” (Chỉ quan chức Dương Đạt Tài đeo đồng hồ hàng hiệu khi đi kiểm tra hiện trường một vụ tai nạn - Chú thích của người dịch) cũng trị giá hàng mấy chục ngàn tệ, và “Đại ca Đồng hồ” thậm chí còn tuyên bố rằng mình sở hữu hàng chục đồng hồ như thế.
“Đại ca Đồng hồ” còn nói rằng ông ấy có rất nhiều căn hộ ở Bắc Kinh. Vậy nên mắt tôi gần như bật ra khỏi tròng khi đọc đề bài thi này. Thật may là sau đó xuất hiện một “Đại tẩu nhà đất”, người mà bằng hành động của mình, đã nói với “Đại ca Đồng hồ” rằng: “Ngươi chẳng là cái thá gì cả. Đồ trẻ ranh”!
Rốt cuộc trên báo chí tràn ngập tin tức cho biết “Đại tẩu nhà đất” có hàng chục căn hộ ở Bắc Kinh, cộng thêm 4 cuốn sổ đăng ký nhà. Những cuốn sổ đó là thật và bà ấy có 4 số Chứng minh nhân dân khác nhau.
Lần này tròng mắt tôi mới thật sự rơi ra, mò mẫm cả nửa ngày mới khảm lại được. Vậy mà các bộ ngành liên quan im lặng, không lên tiếng, không có ai phải gánh chịu trách nhiệm và cũng không có một ai bị dính líu trong chuyện này. Đột nhiên tôi đã thấy được “sự công bằng”!
Khi “phú nhị đại ca” (chỉ “thế hệ giàu có thứ hai” ở TQ bao gồm con cái các ông chủ tập đoàn lớn hay các quan chức nhà nước - người dịch) chạy những chiếc xe đua hạng sang cầm theo những bó hoa tán gái ở công viên, khi tiếng xe đua vang ầm lên và những làn khói từ trong bô xe tạt mạnh vào mặt tôi, tôi đang nghĩ tại sao bố tôi lại không phải là Lý Cương nhỉ? Loại tư tưởng tiêu cực này mặc sức tràn ra khiến tôi uể oải nhụt chí.
Nhưng chính ngay lúc này, sự tích người bạn học Quách Mỹ Mỹ lại kịp thời nhắc nhở tôi, khi mà bố ruột không thể dựa dẫm được nữa thì còn có một loại người gọi là “bố nuôi”. Nhưng đáng tiếc, những ông bố nuôi ấy chỉ thu nhận con gái nuôi chứ không nhận con trai nuôi.
Khi Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc nói mập mờ về những khoản chi cho việc chăm sóc những người tàn tật; Khi Quách Mỹ Mỹ khoe khoang những món đồ xa xỉ trên thân, khi có người chất vấn Quách Mỹ Mỹ, cô nói rằng cô còn có những món đồ xa xỉ hơn thế nữa.
Thế là Hội Chữ thập đỏ vội vàng bày tỏ thái độ: “Chẳng ai từng nói như vậy cả”. Còn người bạn Quách Mỹ Mỹ đã dùng hành động thực tế để bảo vệ lợi ích của chính mình, phô bày phẩm chất cao quý của một thế hệ thanh niên mới. Cô ấy đã dùng đôi chân trắng muốt của mình một lần, rồi một lần nữa đứng trên bục nhận thưởng “Chí cao vô thượng” của Hội Chữ thập đỏ.
Công bằng ư? Tôi vẫn mãi khao khát một cuộc đời “công bằng”, nơi mọi người đều bình đẳng, nơi pháp luật là tối thượng, nơi nhân viên quản lý đô thị không đánh đập dân thường, nơi Hiệu trưởng không vào khách sạn với nữa sinh, nơi bác sĩ chỉ tập trung chữa bệnh cho bệnh nhân.
Nhưng tôi sinh ra trong xã hội này, hít thở không khí ô nhiễm cao độ, ăn những loại thực phẩm có thể giết chết tôi bất cứ lúc nào. Nhìn vị Giám độc Công ty thuốc lá quốc doanh thu về cho mình bạc triệu, tôi đã thử hỏi rằng, bạn có thấy công bằng hay không?
Liệu bạn có tin rằng “Giấc mộng Trung Hoa”sẽ trở thành hiện thực? Không kể bạn có tin hay không, dù sao đi nữa thì tôi tin rồi. Khi hơn mười ngàn con lợn chết bị vứt xuống sông Hoàng Phố, tôi nhận ra rằng nếu tôi không tin vào “sự công bằng” này thì rồi tôi cũng có kết cực như mấy con lợn ấy.
Tôi vẫn mong chờ một cuộc đời “công bằng”, nơi có các quan chức trung thực và làm việc thật sự, nới các doanh nhân kinh doanh có lương tâm, nơi giá nhà không cao ngất ngưởng đến lố bịch, nơi con người sống trong hạnh phúc và mãn nguyện…
Còn vài phút nữa thôi là phải nộp bài này rồi, tôi biết rõ rằng bài viết của tôi sẽ động chạm đến trái tim nhỏ bé của vị Giám khảo. Em xin gửi đến thấy một đề nghị, thầy cứ cho em điểm 0 vậy.
Em không sợ đâu, sửa bột Sanlu có độc không giết nổi em thì một điểm 0 nào có hề hấn gì. Xin đừng do dự, hãy ngoạc bút vào ô điểm rồi Giám khảo có thể đi…đánh Mạt chược…”.
Vài lời của người sưu tầm:
1/ Ở Trung Quốc thì đề thi vào Đại học do các tỉnh và khu tự trị chịu trách nhiệm và do đó mà đề thi rất khác nhau giữa các địa phương. Đây là đề thi văn của các thí sinh ở tỉnh Tứ Xuyên: “Sự công bằng kiểu Trung Quốc”. Chữ “kiểu” (thức) ở đây phải được hiểu nghiêm túc theo logic tư duy kiểu CNXH mang đặc sắc Trung Quốc. Còn em thí sinh này lại hiểu và diễn đạt theo cách hoàn toàn khác. Trong số hơn 9 triệu thí sinh vào Đại học ở Trung Quốc năm rồi, không chỉ có em này bị điểm 0 mà có rất nhiều điểm 0, nhưng đây lại là một trường hợp rất đặc biệt, gây ra trận bão mạng chưa từng có về chuyện thi cử.
2/ Khi tôi đọc lần đầu bài viết này, ấn tượng đối với tôi là một bài viết không phải của tuổi học sinh mà phải là người từng trải, có hiểu biết sâu về văn chương cổ (lối hành văn của Trang tử trong Hoa Nam kinh) và thực trạng xã hội hiện đại bởi lối viết liên thông nhiều ẩn dụ, nhiều nickname như bịa ra mà có thật. Chính vì vậy, tôi đã cất công tìm hiểu thêm về những gì tác giả đã viết và quả thật, tôi đã nhầm. Không ai khác, đây là bài thi của một học sinh mới tốt nghiệp lớp 12 phổ thông và do đó tôi có thể khẳng định đây là một tài năng đích thực dù được điểm 0.
3/ Trong bài viết có 3 nhân vật cần nói rõ thêm
Quách Mỹ Mỹ mà tác giả gọi là “bạn” nhưng không phải bạn đâu. Đây là cô ca sĩ xinh đẹp sinh năm 1991, quê ở tỉnh Hồ Nam chứ không phải ở Tứ Xuyên, vừa làm người tình, vừa làm “con nuôi” của rất nhiều các quan tham ở Trung Quốc.
Chuyện xẩy ra năm 2014, cô này sang Ma Cao ăn chơi đánh bạc bị thua đến 260 triệu tệ (tương đương khoảng 900 tỷ đồng Việt Nam hiện nay) nên bị các con bạc giữ lại Ma Cao không cho về. Sau đó nhờ “bố nuôi” trả giúp một nửa số nợ đó mới được thả cho về. “Bố nuôi” ấy chính là Vương Quân nguyên là Phó Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Trung Quốc. Sau đó, cô này bị bắt và bị kết án 5 năm tù giam về tội đánh bạc.
Chuyện “con nuôi” loạn khắp Trung Quốc và tại tỉnh Tứ Xuyên cũng vậy. Khôi hài đến mức ngày 25/7/2015, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật huyện ủy Thanh Thần của tỉnh Tứ Xuyên đã làm một buổi lễ độc nhất vô nhị: “Lễ tuyên thệ không nhận con nuôi” cho hơn 300 cán bộ từ trưởng phòng ban trở lên của huyện này. Chưa thấy làm lễ tuyên thệ chứ chuyện “con gái nuôi” ở ta cũng nổi tiếng không kém.
Đại gia Đồng hồ là Dương Đạt Tài, cựu giám đốc cơ quan an toàn lao động tỉnh Thiểm Tây đã bị xử 14 năm tù về tội tham nhũng. Ông này “nghiện” mua sắm đồng hồ đến mức khi còn làm việc, thường đeo 2 đồng hồ ở 2 tay, khi bị bắt, bộ sưu tập đồng hồ đắt tiền đã lên tới gần triệu đôla.
Đại tẩu nhà đất là bà Hồng Ái Ái (Gong Aiai), nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Thương mại nông thôn Shenmu của thành phố Cát Lâm. Bà này đã bỏ ra 48.000 đôla để mua hộ khẩu Bắc Kinh cho bản thân mình và con gái. Theo quy định, phải có hộ khẩu BK mới được mua nhà ở BK. Nhờ đó bà ta sở hữu 44 căn hộ ở Bắc Kinh với giá trị khoảng gần 400 triệu tệ! (Cũng ngót nghét 2000 tỷ đồng VN). Dù thế, nhưng bà này chỉ bị xử 3 năm tù giam về tội mua bán và sử dụng giấy tờ giả vì cơ quan điều tra không phát hiện được bà này tham ô tham nhũng v.v..
NTN (Tác giả gửi BVB)


Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

SỰ TÀN NHẪN VÀ VÔ NHÂN ĐẠO


BS. Đỗ Hồng Ngọc: SỰ TÀN NHẪN VÀ VÔ NHÂN ĐẠO

SỰ TÀN NHẪN VÀ VÔ NHÂN ĐẠO
 
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.

Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt.

Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.

Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.

Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó.

Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.

Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên.

Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến… cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị !?!

Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp.

Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.

Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa“. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ !?!

Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.

Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên.

Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy.

Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam ??

Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

XIN NGẢ MŨ TRƯỚC BÀ HIỆU TRƯỞNG BÙI TRÂN PHƯỢNG



XIN NGẢ MŨ TRƯỚC BÀ HIỆU TRƯỞNG BÙI TRÂN PHƯỢNG

Ở VN, Viện Trưởng một Viện Đại Học họ gọi là Hiệu Trưởng cũng giống như trường Trung Học thôi. Có Lẽ Đại Học Hoa Sen là một ĐH tư nhân chăng nên bà Viện Trưởng dám cả gan KHÔNG SỢ MẤT NỒI CƠM đọc một Bài Diễn Văn nhân lễ Tốt nghiệp Cử Nhân của Sinh Viên, một bài diễn văn thuộc LOẠI CẤM KỴ ở CHXHCNVN. 
Bài diễn văn của bà sẽ đi vào lịch sử văn học VN. Xin Ngưỡng Phục Lòng Can Đảm của một trí thức XHCN KHÔNG HÈN như như phần lớn trí thức trong nước. Củng không quên sự CAN ĐẢM của Tờ Báo PHÁP Luật thành Phố SAIGON đã CAN ĐẢM đang bài diễn văn có một không hai này .
Bái Phục!!! Xin chư vị đọc và phổ biến rộng rãi bài diễn văn ĐẦY TRÍ TUỆ và CAN ĐẢM mang 3 YẾU TÍNH của Đạo Phật là BI-TRÍ -DŨNG.
Bài phát biểu của vị nữ trí thức này quá tuyệt vời và hết sức can đảm, làm lu mờ hết các vị “trí ngủ” của cánh mày râu đang mặc áo vét, ăn nhà hàng sang trọng và đang hú hí ở các khách sạn 5 sao…. Cầu Trời cho ánh đuốc sáng rực này không bị dập tắt..
  Bài diễn văn xúc động trong lễ tốt nghiệp của các tân khoa


Trường Đại học Hoa Sen vừa tổ chức Lễ Tốt nghiệp lần thứ 1 năm 2015 cho 535 sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng và Kỹ thuật viên (KTV). Trong số các tân khoa tốt nghiệp đợt này, có 30 tân khoa là Thủ khoa và Á khoa. Tại Lễ Tốt nghiệp, bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng nhà trường đã có thông điệp quan trọng gửi đến các tân khoa.
Chuyên mục Giáo dục, Báo Pháp Luật TP.HCM gửi đến quý độc giả toàn văn bài diễn văn độc đáo này:
Các bạn Tân khoa của Đại học Hoa Sen thân mến,


Các anh chị sắp bước ra khỏi hội trường này để khởi nghiệp trong thời điểm đất nước vẫn còn nhiều khó khăn. Theo thống kê năm nay của trường, cứ 100 tân khoa đang ngồi đây, trong hội trường này, có 80 bạn đã tìm được việc làm và sẽ quay lại làm việc vào thứ hai.
Trong thông điệp gởi đến các tân khoa ngày hôm nay, tôi muốn nói đôi lời về hai vấn đề dường như không mấy liên quan. Tuy không liên quan với nhau, nhưng cả hai vấn đề này đều nóng bỏng, thiết thân đối với sứ mạng giáo dục và những giá trị cốt lõi mà trường Hoa Sen theo đuổi từ 1991 tới nay, đã gần một phần tư thế kỷ. Đó là tư duy không vì lợi nhuận và mối đe dọa từ Trung Quốc.
Đầu tiên, tôi xin giải thích ý nghĩa của ‘không vì lợi nhuận’. Ở góc độ pháp lý, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận (cũng có thể dịch bằng ‘bất vụ lợi’ hay ‘vô vị lợi’) sử dụng lợi nhuận hoặc còn gọi là chênh lệch thu chi của mình để đạt được mục tiêu đề ra thay vì phân phối lại cho nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu dưới dạng cổ tức hay lợi nhuận kinh doanh. Quyết định hoạt động không vì lợi nhuận không có nghĩa là tổ chức đó không quan tâm tìm lợi nhuận từ những hoạt động hay dịch vụ của mình. Mỗi quốc gia có luật giới hạn mức độ mà một tổ chức không vì lợi nhuận được sử dụng phần chênh lệch thu chi để chi trả cho người góp vốn. Tại Việt Nam, luật giáo dục đại học 2012 và nghị định liên quan có quy định trường đại học không vì lợi nhuận phải tuân thủ mức trần cổ tức để dành phần lớn lợi nhuận tái đầu tư vào giáo dục. Đó cũng là điều mà Đại học Hoa Sen đã thực hiện từ ngày đầu thành lập trường, đang thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện ngày càng tốt hơn trong tương lai.

 
Bà Bùi Trân Phượng chúc mừng các tân cử nhân. Ảnh: ĐH Hoa Sen
Tư duy không vì lợi nhuận là khái niệm khác. Trong quá trình học tập, các anh chị từng nghe đến tinh thần khởi nghiệp, hay sự năng nổ cần thiết để đi vào cuộc sống thực tế. Các anh chị đã học các kĩ năng để tăng cường lợi thế cá nhân trong cạnh tranh việc làm tốt và vị thế xã hội. Tư duy không vì lợi nhuận là tư duy nhìn nhận thế giới xung quanh ta không phải chỉ bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đồng minh, nhà cung ứng, giám đốc và nhân viên, cấp trên và cấp dưới hay lobby chính trị. Mà xã hội còn bao gồm những người có năng lực khác nhau và cùng nhau kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn. Nói cách khác, tư duy không vì lợi nhuận là ý thức cộng đồng hay ý thức trách nhiệm công dân, là động cơ khiến ta góp tiền cho một tổ chức từ thiện, giúp người già băng qua đường, khi lái xe biết nhường đường cho người đi bộ, hay làm việc cho một tổ chức không vì lợi nhuận như Trung tâm Khuyết tật và phát triển DRD chẳng hạn. Các anh chị có thể hỏi có phải phục vụ cộng đồng tám tiếng một ngày và năm ngày một tuần là điều tốt nhất cho các anh chị không. Câu trả lời của tôi là không nhất thiết. Đã từng và sẽ tiếp tục có một số cựu sinh viên Hoa Sen chọn lựa như vậy. Nhiều anh chị khác vẫn làm việc cho một doanh nghiệp bình thường; đồng thời không quên đóng góp kiến thức, thời gian và tiền bạc để giúp đỡ kể cả những người không phải thân thuộc. Quan trọng nhất là anh chị vừa phải có tư duy, năng lực cần thiết để thành công trên thương trường, đồng thời phải có tư duy, năng lực, thói quen, thậm chí là nhu cầu, khát vọng từ sâu thẳm trái tim mình đóng góp xây dựng xã hội.
Liên quan đến các bạn tân khoa và Đại học Hoa Sen, tôi mong muốn các bạn sẽ luôn dõi theo sự phát triển của nhà trường và góp phần đảm bảo rằng Hoa Sen sẽ tiếp tục tái đầu tư hầu hết, tiến đến là toàn bộ chênh lệch thu chi vào hoạt động giáo dục và phục vụ cộng đồng. Tôi mong các anh chị sẽ làm tiếp những gì mà các anh chị đã làm, đó là tham gia đặt ra những câu hỏi, kể cả chất vấn Ban Giám hiệu về hiệu quả sử dụng học phí và sự giữ gìn, phát triển các giá trị cốt lõi đã làm nên uy tín, hình ảnh nhà trường. Và tôi cũng mong, giống như nhiều cựu giảng viên – nhân viên và cựu sinh viên các lớp trước, các tân khoa ngồi đây sẽ tiếp tục giữ quan hệ tích cực và đóng góp, ảnh hưởng đến tương lai nhà trường.
Các tân khoa Đại học Hoa Sen thân mến!


Một năm trước, Trung Quốc đã đưa một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển thuộc địa phận Việt Nam và đe dọa sẽ quay trở lại. Nay Trung Quốc đang củng cố vị trí trên những rạn san hô tại Biển Đông mà họ có được bằng việc đánh chiếm của Việt Nam. Trung Quốc thậm chí bây giờ đã mang thiết bị quân sự đặt ở các cấu trúc xây dựng trên các rạn san hô. Những hoạt động này của Trung Quốc làm xáo trộn giao thông hàng hải bình thường và hoạt động đánh bắt cá của ngư dân. Đồng thời chúng cũng rõ ràng đưa Việt Nam vào tình trạng nguy hiểm. Tôi không lặp lại những điều mà mọi người đã đọc trên các phương tiện truyền thông… Tôi thiết tha mong các anh chị với tư cách công dân Việt Nam phải suy tư, phải có quan điểm cá nhân về tình hình này, theo dõi những diễn biến tiếp theo và có hành động phù hợp. Cho dù sau này các anh chị có chọn cho mình một công việc hay sự nghiệp tương lai gì đi nữa, các anh chị sẽ luôn nghĩ đến đồng bào ruột thịt và vận mệnh của đất nước. Các anh chị sẽ luôn thành tâm làm điều gì đó cho quê hương.
Cuối cùng, các anh chị nhớ chạy xe cẩn thận, đề phòng phụ gia độc hại của Trung Quốc trong thực phẩm Việt Nam. Hãy luôn thể hiện mình là một người Việt Nam có học, sống tử tế, làm việc đàng hoàng và cư xử nhân ái.
Thay mặt đội ngũ sư phạm nhà trường, tôi xin vinh danh sự thành công của các anh chị và chúc các anh chị mọi điều tốt đẹp nhất trên đường đời.
Xem thêm một số lời bình của độc giả :


Được đăng bởi Xuân Nguyên vào lúc 18:00

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Bùi Trân Phượng , Pháp luật TP HCM , trí thức
Tú thợ điện.15:59 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Trân trọng cảm ơn bà Phượng đã nói cho sinh viên biết những sự thật về vận mệnh đất nước trong lúc này. Kính chúc bà luôn mạnh khỏe bình an.
Trả lời
Nặc danh16:51 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Giới trí thức Việt Nam cần phải học tập gương của bà Hiệu Trưởng Hoa Sen. Xin cảm ơn Bà đã dũng cảm nói thẳng nói thật với các em sinh viên vừa tốt nghiệp về quan hệ với ông bạn láng riềng xấu xa.
Trả lời
Nặc danh16:59 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Bùi Trân Phượng, một người “trí (đã) thức” cộng thêm lòng can đảm đáng khen
Trả lời
Cuc hoa18:05 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Giới trí thức VN liệu có được bao nhiêu người như bà Hiệu Trưởng Bùi Trân Phượng
Trả lời
Nặc danh18:43 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Các ông bà hiệu trưởng khác hãy ngước lên và trân trọng bà Bùi trân Phượng . 
Hạnh phúc và may mắn cho các em được học Trường đại học Hoa Sen .
Trả lời
Nặc danh18:44 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

“…Cuối cùng, các anh chị nhớ chạy xe cẩn thận, đề phòng phụ gia độc hại của Trung Quốc trong thực phẩm Việt Nam….”. Đọc mà nghe như muối sát vào lòng. Các anh chị em đang sống trên quê hương đất nước mình, trong bàn tay chở che nhân ái của gia đình và xã hội (và chính quyền?!), cớ sao ra khỏi nhà phải cẩn thận? Cớ sao khi ăn lại phải đề phòng “phụ gia độc hại của Trung Quốc “?! Chính phủ ở đâu? Đảng CSVN lãnh đạo toàn diện như điều 4 hiến pháp qui định ở đâu, mà để người dân lương thiện khốn khổ đến chừng này?!
Trả lời
Trả lời
Nặc danh21:12 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Câu hỏi đặt ra hay quá ! Thật bất lực cho người dân chỉ biết lao động , nuôi mình và gia đình , đóng thuế nuôi Chính quyền – nhưng lại phải TỰ BẢO VỆ MÌNH !
Trả lời
Nặc danh19:21 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Nếu như trong ban “lãnh đạo” cao cấp của VN có bà Bùi Trân Phượng thì quý giá và tự hào biết bao. 
Hãy giáo dục lòng yêu nước, lòng căm thù bọn giặc Phương Bắc ngay từ khi học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, vì đây sẽ là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền đất nước sau này.
Xin cám ơn và tỏ lòng ngưỡng mộ, khâm phục dũng khí của bà mà không một lãnh đạo cấp cao nào hiện nay có.
Trả lời
Gloomy 172197919:33 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Chẳng cứ gì những tân khoa của trường ĐH Hoa Sen , mà ngay những người dân Việt nói chung hay các độc giả trang Tễu nói riêng :Hãy luôn thể hiện mình là một người Việt Nam có học, sống tử tế, làm việc đàng hoàng và cư xử nhân ái. 
Cảm ơn Tễu đã sưu tầm được một bài phát biểu có ý nghĩa của một trí thức .
Trả lời
Nặc danh19:44 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Tôi có một đề nghị nhỏ ;là tất cả các hiệu trưởng trường đại học trong cả nước hãy đem bài diễn văn này đọc trong lễ tốt nghiệp của các tân khoa, thay cho những bài diễn văn tào lao lâu nay các vị ấy vẫn đọc. Vị nào làm được như thế là trí thức, nếu không dám làm thì đích thị là “trí ngủ”. Khỏi bàn lôi thôi
Trả lời
Nặc danh19:52 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Bùi Trân Phượng_cảm ơn một Hiệu trưởng nói rất thật. Không biết còn có ông/bà hiệu trưởng thứ hai nào trên đất nước này dám nói vậy không.
Trả lời
Nặc danh20:44 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Đại học VN có một Hiệu trưởng như vậy thật sao !? Bài nói gọn, thẳng, đúng, đậm chất sư phạm, đậm tính sư- đồ,, chan chứa tình người -tình nước hơn vạn trang rỗng tuếch. Hiếm có! Có diễn văn của một ông rất to nói với những người giũ chức to, trong một hội trường to, lời lẽ kêu rất to …nhân kỷ niệm ông gì đó cũng to mà tôi chả nghe được cái gì. Chỉ với vài trang viết của bà mà sao nghe ấm áp, có niềm tin và biết chắc bà … nói thật. Chúc bà luôn khỏe mạnh và hứng khởi với công việc trao lửa truyền đăng.
Trả lời
Nặc danh20:54 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Ước gì bà ra ứng cử Dân biểu để tôi được vinh dự bỏ cho bà 1 phiếu.
Trả lời
Lam Giao20:55 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Hoan hô bà HT ĐH Hoa Sen Bùi Trân Phượng ! Con cháu Bà Trưng , Bà Triệu phải thế chứ ! đâu có như mấy anh nam nhi nhát như thỏ đế !
Trả lời
Thang Ngovan21:03 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Bà Phượng giống tôi, trân trọng ! hy vọng rằng tôi sẽ gặp được Bà trong cuộc đời này!!!!
Trả lời
Nặc danh21:29 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Hỡi ông Hiệu trưởng trường đại học sư phạm Hà nội nơi có cái gọi là “viện Khổng Tử”! Hỡi ông Hiệu trưởng trường đại học Công nghệ thực phẩm Tp Hồ Chí Minh là nơi đã đuổi học Nguyễn Phương Uyên vì dám chống Tàu xâm lược, các ông nghĩ sao về bài diễn văn của bà Hiệu trưởng trường đại học Hoa Sen tràn đầy tinh thần yêu nước trước hiểm họa giặc Phương Bắc muốn nuốt chửng nước ta! Tôi mong rằng 2 ông Hiệu trưởng của 2 trường này hãy thể hiện tinh thần như bà Phượng thì mới xứng đáng lãnh đạo sinh viên trường của mình chứ! vì chắc chắn sau này lịch sử sẽ nhắc đến 2 trường này có 2 ông Hiệu trưởng như vậy, như vậy, vân vân và vân vân.
Trả lời
Nặc danh22:17 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Vô cùng hoan nghênh chị Bùi Trân Phượng đã nói đủ và đúng những suy nghĩ của một trí thức việt nam : Với đất nước, với kẻ thù (tầu khựa) và với sinh viên thân yêu của mình.
Trả lời
Lê Hiền Đức22:34 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Tôi hoan nghênh ý kiến của chị Phượng đã nói với các sinh viên của trường trong buổi lễ tốt nghiệp của các cháu .
Tôi vẫn nhớ người bạn cùng ngành với tôi trong dịp đi dự hội thảo lần thứ 14 của tổ chức Minh bạch thế giới tại Thái lan.
Tôi mong rằng các hiệu trưởng và các giáo viên trong ngành cùng có cách giáo dục sinh viên,thanh niên như chị Phượng.
Trả lời
Nặc danh23:40 Ngày 01 tháng 07 năm 2015

Ngắn gọn và đúng cái cần nói.
Cũng may bà là người cao nhất nhà trưòng nên bài này không bị kiểm duyệt
Trả lời
Nặc danh00:09 Ngày 02 tháng 07 năm 2015

Rất trân trọng bài diễn văn bế giảng của Bà Hiệu trưởng một trường Đại học đúng nghĩa của hoa sen.Rất mong được bỏ lá phiếu bầu Bà là đại biểu của Dân. Cảm ơn Bà đã nói vì tất cả
Trả lời
Nặc danh01:32 Ngày 02 tháng 07 năm 2015

Lâu lắm mới được đọc một bài phát biểu của một hiệu trưởng đại học hay đến vậy. Thật xúc tích,cô đọng, dũng cảm và trách nhiệm với xã hội…Cám ơn bà Hiệu trưởng ĐH Hoa sen, kính chúc bà cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc. Tôi đọc toàn bộ bài phát biểu của bà mà không ngăn được mắt cứ nhòe lệ.
Trả lời
Nặc danh07:37 Ngày 02 tháng 07 năm 2015
Tiểu sử
Bùi Trân Phượng sinh năm 1950 trong một gia đình có nhiều thế hệ theo nghề giáo. Sau khi hoàn thành chương trình trung học Pháp tại trường Marie Curie, bà đậu Tú tài hạng Ưu và đi du học Pháp vào năm 1968. Tốt nghiệp cử nhân giáo khoa Lịch sử Đại học Paris I, Pháp (1972); tốt nghiệp Thạc sĩ tại Đại học Paris VII, Pháp (1994), Tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh Doanh UBI (2003) và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Lyon 2, Pháp (2008).[1][2]
Từ năm 1972 đến 1975, bà dạy học tại trường Marie Curie và thỉnh giảng tại Đại học Cần Thơ.
Từ 1975 đến 1991, bà công tác tại Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và trải qua các chức vụ: Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Khoa Sử. Về Trường Đại học Hoa Sen từ năm 1991, bà lần lượt đảm nhận các cương vị: Trưởng Bộ môn tiếng Pháp, Trưởng ngành Quản trị Văn phòng, Phó Hiệu trưởng phụ trách hợp tác quốc tế, rồi trở thành Hiệu trưởng từ năm 1996 đến nay.[1][2]
Ngày 23/2/2013 cùng với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng – Dũng “khùng”, bà là khách mời của chương trình Chuyện đương thời bàn về chủ đề “Đổ lỗi cho ai”. (Chuyện đương thời là chương trình đối thoại đầu tiên ở Việt Nam mổ xẻ các vấn đề đang nóng trong xã hội dưới góc độ tâm lý, mang đến những giá trị mới phù hợp với hơi thở của thời đại, kế thừa những điểm đã làm nên tính hấp dẫn của Người đương thời trong suốt 11 năm như: tính thời sự, tính nhân văn…)[3]
(Wikipedia) 

==============
Bùi Trân Phượng lớn lên trong chế độ dân chủ tự do miền Nam và được đào tạo từ trường Tây có khác ! Quan niệm về lòng yêu nước và “thoát Trung” cuả chị khác hẳn những đồng nghiệp “em lớn lên trong muà cách mạng, sướng vui có đảng tiền phong”

Trả lời
Nặc danh07:55 Ngày 02 tháng 07 năm 2015

Tôi sẽ cho 3 Con Tôi học ở ĐH Hoa Sen, nơi đây là môi trường sư phạm tốt nhất VN, không cần bàn, vì có một hiệu trưởng bản lĩnh, yêu nước, là một lãnh đạo có phẩm chất của con Người.
Trả lời
Nặc danh08:10 Ngày 02 tháng 07 năm 2015

Tui muốn cho con đăng ký học trường này quá!
Trả lời
Nặc danh08:22 Ngày 02 tháng 07 năm 2015

Cam on ba Phuong. Toi rat cam dong khi doc duoc nhung dieu Ba noi tren. Chuc Ba va gia quyen moi su an lanh hanh phuc.
Trả lời
Nặc danh09:00 Ngày 02 tháng 07 năm 2015

Rất mến phục một Hiệu Trưởng. Kính chúc Bà luôn mạnh khỏe để phục vụ tổ quốc trong môi trường giáo dục.
Trả lời
Nặc danh09:53 Ngày 02 tháng 07 năm 2015

Đây chính là 1 trong những lý do mà chế độ này không dám để cho các trường đại học được tự chủ. Từ những người như Bà tôi tin tưởng xã hội ta đang thay đổi. Xin cám ơn Bà, một nhân cách lớn
Trả lời
Nặc danh10:41 Ngày 02 tháng 07 năm 2015

CẢM ƠN BÀ, MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ TRI THỨC KIÊN TRUNG, CÓ LẬP TRƯỜNG, CÓ LƯƠNG TÂM, LUÔN ĐAU ĐÁU VÀ TRĂN TRỞ VỚI VẬN NƯỚC. GIÁ NHƯ VIỆT NAM CÓ NHỮNG TRÍ THỨC NHƯ BÀ THÌ DÂN TỘC NÀY BỚT ĐI NHIỀU BẤT HẠNH. 
CẢM ƠN BÀ MỘT TRÍ THỨC CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT MỚ TRÍ NGỦ ĐANG BÉO TỐT TRONG NHỮNG BỘ ĐỒ SÁNG BÓNG, ĂN NGON, MẶC ĐẸP, … ĐANG NGÀY ĐÊM DÙI MÀI KHỔNG TỬ. 
Trả lời
Nặc danh15:48 Ngày 02 tháng 07 năm 2015

Một con người có nhân cách
Trả lời
Nặc danh15:55 Ngày 02 tháng 07 năm 2015

Thật kính phục tấm lòng, trí thức và tình cảm của bà Phượng dành cho học sinh của trừơng ĐH Hoa Sen và nhất là với đất nước, con người Việt Nam.
Trả lời
Nặc danh19:38 Ngày 02 tháng 07 năm 2015

Thật tuyệt vời. Xứng đáng làm Bộ Trưởng bộ Giáo dục.
Trả lời
Trả lời
Nặc danh03:50 Ngày 03 tháng 07 năm 2015

Hơn thế nhiều chứ: bà xứng đáng là Tổng thống của nước Việt Nam đa nguyên, dân chủ và độc lập thật sự.
Trả lời
Nặc danh20:19 Ngày 02 tháng 07 năm 2015

Quá ư tuyệt vời. Lời phát biểu thấu đạt tim gan sinh viên và nhân dân. Trân trọng cám ơn bà. Mong bà có nhiều đóng góp hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục thanh niên.
Trả lời
https://thanhnientudo.com/2015/08/01/xin-nga-mu-truoc-ba-hieu-truong-bui-tran-phuong/


Posted by Việt Anh

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

THÊM MỘT CÔ GIÁO ĐÃ TRỞ THÀNH NHÀ THƠ


THÊM MỘT CÔ GIÁO ĐÃ TRỞ THÀNH NHÀ THƠ


TỄu BLog đã giới thiệu 3 tác giả nữ là ba cô giáo: Trần Thị Lam, Trịnh Thu Tuyết và Nguyễn Thanh Huyền. Nay, hân hạnh giới thiệu tác giả mới: Cô giáo Biên Cương.
Quê quán: Xứ Thanh.

Cương Biên

MẸ ƠI!!!

Biển của mình bị bỏ ngỏ rồi Mẹ ơi
Những con sóng cô đơn không người nô giỡn
Thuyền bè trơ khung dưới trời uất nghẹn
Cá tôm xa rồi cho biển nhớ đến xanh xao

Biển của mình bị bỏ ngỏ rồi Mẹ ơi
Tàu thủy giặc vào gần bờ Đà Nẵng
Chúng cướp giết ngư dân cho thuyền về tay trắng
Mà ngang nhiên cứ như chốn không người


Trời của mình bị bỏ ngỏ rồi Mẹ ơi
Máy bay thù cắt đường bay truyền thống
Ai phá dậu đập bờ cho trời quê trơ trống
Cho lòng người ly tán đau thương

Đất của mình bị bỏ ngỏ rồi Mẹ ơi
Nghênh ngang nơi yết hầu Quốc Gia người ngoại bang dày đặc
Có linh thiêng mẹ hãy về Vũng Áng
Hay Nha Trang để tận mắt Mẹ nhìn

Rừng của mình bị bỏ ngỏ rồi mẹ ơi
Lũ lâm tặc đeo huy hiệu đảng
Mỗi mùa mưa về bao miền quê nước trắng
Thủy điện xả, nhấn chìm bao mảnh đất đau thương

Nòi giống ta bị bỏ ngỏ rồi Mẹ ơi
Cho chất độc ngấm sâu vào huyết thống
Kẻ thủ ác khoác áo học cao hiểu rộng
Đang giết chết giống nòi bằng sự bất lương

Lòng người Việt Nam bị bỏ rơi rồi Mẹ ơi
Chẳng mấy ai nghe tiếng ruột gan của người tâm đức
Kẻ nắm trong tay chức danh quyền lực
Bất nhân với đồng bào, hèn với giặc ngoại bang

Trên hết bây giờ là niềm tin bị bỏ hoang
Quốc Hội họp chẳng làm nên cơm cháo
Khẩu hiệu đỏ đường mà du côn lơ láo
Dân đen quay cuồng chuyện giá áo túi cơm

Mẹ Việt Nam ơi mẹ có linh thiêng
Xin thức tỉnh lũ tà quyền bán nước
Giang sơn này nhờ máu xương mà giữ được
Nay nỡ nào nát bởi sự ngu trung!!!


CHÙM THƠ MỚI NHẤT CỦA CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM VÀ 2 ĐỒNG NGHIỆP


CHÙM THƠ MỚI NHẤT CỦA CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM VÀ 2 ĐỒNG NGHIỆP


Lời nàng Âu Cơ



Trần Thị Lam

Lạc Long Quân chàng hỡi có hay
Biển nổi sóng và lòng em quặn thắt
Trèo lên đỉnh non cao để thu vào tầm mắt
Những sông núi biển bờ từng ghi dấu đôi ta.

Chàng đã đi biền biệt phía khơi xa
Lời ước hẹn "khó khăn hãy gọi ta"chàng còn có nhớ
Thiếp phận nữ nhi yếu mềm như cỏ
Con dại cái mang muôn sự cậy nhờ chàng.


Đất Phong Châu xưa kia mờ mịt khói Cam Tuyền
Khi vận nước gian nan mà lòng người li tán
Nhìn con cháu hôm nay lòng thiếp buồn vô hạn
Dám mong chàng nhờ cậy bóng tùng quân.

Nếu bão nổi lên từ phía biển Đông
Tiếng trống Đống Đa có vang lên trong lòng hậu thế
Ai buồn khổ với mưa nguồn chớp bể
Ai vun vén riêng tư ôm giấc mộng kê vàng.

Lạc Long Quân chàng ơi, thiếp ngóng trông chàng...


 

Lời Lạc Long Quân

Tuyet Trinh Thu

Ta đã nghe, nàng ơi, và không chỉ tiếng nàng
Mà còn tiếng của trăm con, vạn cháu
Ta đã nghe những căm hờn ứa máu
Ta sẽ về, cùng sóng triều dâng

Ta từng nghe các con hô " Đánh" chẳng phân vân
Tin các con chẳng dửng dưng nhìn rừng khô biển chết
Bao cái ác phương Bắc phương Tây đều cúi đầu trước con dân đất Việt
Nàng cứ yên lòng tin con cháu, nàng ơi

Ta cũng nghe các con lo âu: "Tổ Quốc nhìn từ biển"
Bất ổn mênh mang, không cửa đóng then cài
Ta sẽ về, không mang theo vạn phép thần thông
Mà mang triệu niềm tin: cháu con mình sinh từ trứng, lớn thành người...
Tự trọng!

P/s: Cô Trịnh Thu Tuyết nguyên là giáo viên văn, 

Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.


NỖI OAN NÀNG MỴ CHÂU


Nguyễn Thanh Huyền

Đất nước mất rồi tội đổ xuống Mỵ Châu
Người con gái ngây thơ biết làm sao mưu sâu kế độc
Người con gái ngây thơ chỉ khát khao hạnh phúc
Chỉ muốn được yêu thương, gắn bó, sum vầy.

Nước không mất từ khi Triệu Đà xua quân sang đây
Mà mất lúc An Dương Vương nhờ nỏ thần thắng giặc
Chiến thắng lẫy lừng lại gieo mầm bất trắc
Khi vận nước treo vào cái lẫy nỏ vô tri.

Nước không mất vì nỏ thần Trọng Thủy mang đi
Mà vì An Dương Vương lơ là cảnh giác
Để giặc vào nhà tội ai to nhất?
Mỵ Châu lỡ sai lầm là bởi từ đâu?

Giặc đến sát chân thành còn chuốc rượu cùng nhau
Đất nước lâm nguy cùng con lên lưng ngựa
Khi giặc đuổi cùng đường không thể quay lại nữa.
Chém đầu con rồi biền biệt đáy biển sâu.

Có ai thấy oan không những giọt máu Mỵ Châu?
Ai ngờ ngợ vệt đường lông ngỗng rớt
Dấu chân ngựa bụi đường còn lấp hết
Mà gió cuộn khói bay lửa cháy ngập trời...

Mỵ Châu xưa đã bị chém đầu rồi
Tượng đá mang đớn đau ngàn năm chưa hết
Xin đừng thêm những Mỵ Châu chịu lời oan nghiệt
Vì gánh tội thay cha bên bờ biển mai này.
 


P/s: Tác giả Nguyễn Thanh Huyền còn có bút danh khác là Nguyễn Lam Điền, Thiền Nguyễn. Hiện nay, cô là giáo viên Ngữ văn, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương.
-------------------



Đào Tiến Thi
Thi Dao Tien

"NỐI ĐIÊU" BA CÔ GIÁO ĐỒNG NGHIỆP

CÔ GIÁO NGUYỄN THANH HUYỀN:


Nước không mất vì nỏ thần Trọng Thủy mang đi
Mà vì An Dương Vương lơ là cảnh giác

"Nước không mất vì nỏ thần Trọng Thủy mang đi
Mà vì An Dương Vương lơ là cảnh giác"
Cô giáo ơi đâu phải vua lơ là cảnh giác
Mà bởi nghênh ngang ngôi báu rượu li bì
Cậy có nỏ thần, đuổi Cao Lỗ đi
Lúc cùng đường thánh thần nào giúp được?
Chém con gái, cầm sừng tê rẽ nước
Hay ho gì chôn hận đáy biển sâu?
Lúc thái bình miếu đường phè phỡn với nhau
Khi hoạn nạn mặc xác dân đen cùng con đỏ
Rùa vàng ơi từ nay xin trao lẫy thần đúng chỗ
Cơ nghiệp họ Hùng chỉ còn chút làm ghi.


P/s: Tác giĐào Tiến Thi là Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Nhà giáo, nguyên Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. Hiện công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục. (Tễu Blog chú thích).

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Gửi thị Ninh

Gửi thị Ninh

Phạm Toàn
– 1 –
Bà con không phải là thị Ninh bỗng dung đọc thư này xin hãy thông cảm sự giận dữ của tôi khi gọi thị Ninh một cách hách dịch và hoàn toàn không lịch sự, thậm chí quá lịch sự, như lời lẽ những ai đã “phản biện” thị.
Không cáu sao được trước cái giọng hỗn xược của thị khi viết thư ngỏ “gửi người Việt Nam”?
Thị là ai mà dám có giọng đó?
Cụ Hồ và cụ Tôn Đức Thắng cũng chỉ “cùng đồng bào toàn quốc”, “thưa đồng bào cả nước”…
Tôi thừa hiểu tâm lý của thị trước bàn phím, chắc chắn thị đã suy nghĩ kỹ cách xưng hô. Tâm lý của thị là, đối với cái bọn Annam này, mình phải quyết liệt, không thì không có cách gì nhồi vào đầu chúng những điều đơn giản về “bạn và thù”… sao cái bọn này chúng chóng quên vậy!?!
Hè hè, tôi nói quá lên tí chút cho bạn đọc cáu thôi. Chứ cho ăn kẹo thị cũng chẳng dám nghĩ hỗn đến vậy!
Sẽ diễn giải tiếp ra sao và tâm lý thị khi viết thư ngỏ gửi người Việt đó?
– 2 –
Ta sẽ diễn giải tiếp về nguyên nhân của nguyên nhân thị Ninh dám hỗn như vậy khi thị viết thư ngỏ ngày 6 tháng 6 vừa rồi.
Đó là thị Ninh ngỡ rằng người Việt Nam không ai biết về chuyện đề bạt cán bộ – ở ta gọi là “cơ cấu”.
Có lẽ người Việt Nam thời nay chỉ có trẻ nhỏ là chưa nghe câu bình luận đầy minh triết không cần lý sự mà đầy thuyết phục: “mười năm phấn đầu chẳng bằng cơ cấu một đêm”.
Cuối những năm 1990 sang đầu những năm 2000, tôi sinh sống (ở nhờ và ở thuê) trong một căn hộ hạng sang vùng gần Hồ Tây. Chiều chiều tôi thường đi bộ, và do đó đôi khi nhập bọn với nhiều người trong trí nhớ chất đầy chi tiết cho tôi “nghịch”.
Có một anh, kém tôi chừng dăm tuổi, nếu năm nay anh còn sống, chắc cũng bảy mươi tám mươi. Tôi có lần nghịch anh như sau, “này ông P. (tên anh bắt đầu bằng âm Ph.) “ở khu chúng mình đây, nhà nào là nhà tham nhũng?” Bữa đó, anh hỏi lại tôi “anh mệt chưa, đi vòng nữa em chỉ cho”. Và tôi đã được anh chỉ cho nhà của vài ba nhân vật, trong đó có nhà của một người đang chữa để nối liền hai căn biệt thự làm một. Các nhân vật đều được anh gọi là “thằng”.
Vì anh P. làm việc ở cái cơ quan to đùng làm công việc cơ cấu, và anh là người phải chuẩn bị hồ sơ cho các cuộc cơ cấu, nên tôi có lần phải trố mắt vì mình thật sự không dám ngờ sự cơ cấu lắm khi lại đơn giản đến thế! Trên chiếc bàn to đặt hồ sơ, ở bức tường đối diện với bàn hồ sơ là ảnh các nhân vật có thể sắp lên chức, người đi duyệt nghe báo cáo về hồ sơ, sau đó quay lai xem ảnh, rồi nếu “thằng” đó hay “con” đó coi bộ không ưng ý, người “tối cao” kia cầm chiếc gậy trong tay gạt hồ sơ xuống đất, ảnh cũng hạ xuống… Vòng xét duyệt cơ cấu tiếp theo lại diễn ra như trò hề, không mảy may xúc động!
Thị Ninh ơi hỡi thị Ninh. Đừng có mà vênh váo. Thị được cơ cấu chẳng vì tài năng hoặc lập trường cách mệnh kiên định gì đâu, ngay cái đời thị “cờ vàng hai lượt cờ sao hai lần” đừng nghĩ người ta tin tưởng gì đâu! Tôi biết ít nhất ba trường hợp, một giáo sư ở Viện Thông tin Khoa học xã hội, một nhà báo ở báo Độc lập, một anh đánh máy ở Bộ Giáo dục, cả ba anh đều được trao đổi tù binh, và sau khi đã về với quân ta thì đều bị nghi ngờ và đi công trường. Bài học từ “ông” Stalin còn đó, “sao bị bắt mà chúng nó không giết đồng chí?”
Đây chỉ là vì người ta đang cần một gương mặt, thế thôi.
Gương mặt gì?
Liền sau Cách mạng tháng Tám 1945, người ta cần những gương mặt ngây thơ, ảo tưởng, có học, có địa vị trong xã hội cũ, và có nhiều tiền và vàng bạc nữa càng tốt.
Tiếp đó, từ sau năm 1950, người ta cần những gương mặt cũng vẫn còn ngây thơ, còn ảo tưởng, không cần có học lắm, không cần lắm đến địa vị trong xã hội cũ, và có những hy sinh thật sự.
Kế đến giai đoạn thứ ba, từ những năm 1970, những tấm ảnh đặt đối diện với bàn hồ sơ cần thêm chút nhan sắc. Hai người xứng đáng như nhau, chị nào (số phận rơi vào chị nào nhiều hơn anh nào) mặt mũi coi được hơn thì sẽ được cơ cấu.
Thị Ninh rơi vào trường hợp thứ ba này.
Xin thị đừng hão huyền coi mình là kẻ có tài. Thực sự có tài và có tấm lòng, lắm khi lại là tai họa đó, thị cứ ngẫm nghĩ đi, cứ nhìn trước nhìn sau đi, và rồi thị sẽ hiểu.
– 3 –
Tội nghiệp, thị Ninh chậm hiểu. Hoặc ít ra là thị cho mọi người thấy thị chậm hiểu. Thị chỉ là con tốt trên bàn cờ nhân sự. Thị chỉ là kẻ chạy cờ trên sân khấu chính trị.
Mình không thèm lò dò coi thị đã kết thúc cuộc đời “chính khách” dổm của thị ra sao. Vì mình biết thừa thị không hề là chính khách cũng không thể là chính khách.
Cái kiểu “nhà ngoại giao” của thị giỏi lắm là ngoại giao kiểu nửa cũ nửa mới – kiểu nhà ngoại giao được Stefan Zweig mô tả trong Thế giới ngày qua, những người giỏi ngoại ngữ, đi quanh bàn tiệc trò chuyện và dễ dàng chuyển từ tiếng này qua tiếng khác, biết uống rượu và biết gây cười. Gây cười đến mức như nhà ngoại giao Talleyrand biết “cù không cười” càng là nhà ngoại giao giỏi.
Do chỗ bài viết này là phát súng ân huệ, không cốt “đấu tranh” vụ Bob Kerry, nên mình muốn bạn đọc được vui vui, vì thế mình sẽ kể cái chuyện Talleyrand đùa bạn nghe. Trong một bữa tiệc, Talleyrand nói với các mệnh phụ phu nhân “đố các bà giữa hai đùi tôi có cái gì?” Quý bà đỏ mặt nhìn nhau. Talleyrand giải thích “giữa hai đùi tôi có cái chân bàn”. Quý bà hết đỏ mặt, lát sau liền khoe trí tuệ, hỏi lại “đố ông biết giữa hai đùi tôi có cái gì?”, lần này quý bà lại được vui vẻ lần nữa khi nghe câu trả lời “có cái vừa rồi quý bà nghĩ đến ấy”…
Nhà ngoại giao Thị Ninh giỏi lắm cũng chỉ đến tầm một trong hai thứ chân bàn! Bà đại sứ bên cạnh EU tại Bỉ chẳng cần làm gì thì “trăng đến rằm trăng tròn”, khi quan hệ Việt Nam và châu Âu đến thời quả chín thì có cứng như gỗ (chân bàn) rồi cũng thành trái ngọt mềm nhũn. Lúc đó, chính khách bị cơ cấu được cho về vườn cũng vẫn kịp giữ thanh danh chính khách.
Thị Ninh, hãy đừng vênh váo. Hãy biết thân, thị chỉ là hạng “chính khách” giai đoạn tampon, có vậy thôi.
Thị không có tài: thế lực đến vậy mà ậm ạch mãi có mở nổi trường Trí Việt đâu?
Thị cũng không có thế lực thực sự. Cái thế lực con lừa đội lốt sư tử không thể giúp con lừa giấu kín đôi tai – đồng chí Lã Phụng Tiên đã dạy ta như rứa.
Thị không có tâm. Có ai thấy “chính khách” do dân (bầu) nên hành động vì dân và được công nhận là của dân đâu. Có ai nghe thấy thị lên tiếng chống bọn Tàu đã chiếm Hoàng Sa (mà phe cờ vàng của thị đã lên tiếng phản đối), thị có lên án bọn Tàu đã giết chiến sĩ ta ở Gạc Ma (mà nhân dân ta đã tưởng niệm), … thị có bao giờ lên án bọn đầu độc biển của ta, giết hại ngư dân của ta trong đó có những đồng hương của thị?
Tài Lực và Tâm của thị Ninh chỉ ở tầm chọc ngoáy gây rối khi bị rơi vào thế chầu rìa (marginal). Giá mà trường Fulbright thí cho thị chân chạy cờ, chắc chắn thị đã im lặng phục vụ – như thị từng im lặng “sống chung với cờ vàng” nhận chức phó khoa Anh Văn ở Sài Gòn, cũng như đã từng im lặng hơn nữa khi sống chung với lũ…
Ngay cái lời tán tỉnh vuốt đuôi “sẵn sàng gặp lại Bob Kerrey, người cựu chiến binh Mỹ, để trao đổi về những việc góp phần thúc đẩy quan hệ Mỹ – Việt vì lợi ích nhân dân hai nước cũng vô duyên nốt. Đã chửi người ta, đã “vạch mặt” và “đấu tố” người ta, lại giở giọng đoàn kết đại đoàn kết ra. Ai trao cho thị Ninh quyền đại diện để bàn bạc “thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt”? Hay là đã có kẻ muốn phá bĩnh đã giật dây thị Ninh nổ trái bộc… phá đám?
Có mối liên hệ nào giữa việc rút bài của Đinh La Thăng và việc cho đăng Thư gửi người Việt Nam xấc xược của Thị Ninh trên trang Vietnamnet? Hãy coi dư luận xem sao. Mình đã cất công thống kê những comment dưới bài báo đó tính cho đến 5 giờ chiều hôm nay, thì thấy có 710 like những lý lẽ của thị Ninh, bên cạnh đó là 4840 like ý kiến chống lại thị Ninh.
Trong cơn lẩy Kiều toàn cầu, có lẽ nên lẩy thêm một cú. Đối lại với hơn 700 bạn thấy thị Ninh sang suốt, những comment của gần năm ngàn bạn kia hệt như lời cụ Nguyễn Du đã viết, Không văng vào mặt mà mày lại nghe.
P.T.

10/06/2016

Tác giả gửi BVN.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

CHÀO MỪNG QUYẾT ĐỊNH TRỤ LẠI CỦA ÔNG BOB KERREY

CHÀO MỪNG QUYẾT ĐỊNH TRỤ LẠI CỦA ÔNG BOB KERREY

Ông Bob Kerrey. Ảnh: internet

CHÀO MỪNG QUYẾT ĐỊNH TRỤ LẠI CỦA ÔNG BOB KERREY
Trần Quí Cao
8-6-2016
Tôi chào mừng quyết định này của ông Bob Kerrey bằng câu tự hỏi: Tại sao ông quyết định trụ lại? Chắc phải có những lý do tôi không biết. Nhưng tôi nghĩ hai lý do dưới đây có thể có vai trò lớn.


1) Lý do thứ nhất: Sự bài xích của bà Tôn Nữ Thị Ninh
Hai bài viết của bà Tôn Nữ Thị Ninh (1) và (2) xuất hiện trong vòng vài ngày với văn phong khiến nhiều người cảm nhận là hằn học. Bài sau hằn học hơn bài trước.
Cả hai bài cho thấy một sự bài xích ông Kerrey với các lý do không vững chắc, một sự triệt buộc không xứng tầm. Bởi thế nên chúng có một số lập luận và chứng cớ vòng quanh chứ không đi thẳng vào chủ đề. Lập luận đó, nói một cách thẳng thắn, là không trung thực! Những sự việc có thật được nêu lên để ủng hộ cho lập luận không trung thực.
Luận cứ chính của hai bài chỉ là lôi sự việc hiện nay trở về thảm kịch trong chiến tranh nửa thế kỷ trước! Tinh thần hòa giải hiện nay lại bị trói chung với hận thù năm xưa! Việc làm xây dựng trong hòa bình hiện nay lại bị trói chung với tàn phá trong chiến tranh năm xưa!
Người đọc có thể không đồng ý với giải pháp được bà Ninh đề nghị là ông Kerrey từ chức, nhưng có thể cảm thông với cảm xúc của một người còn bị ám ảnh bởi tấn thảm kịch năm xưa. Bà Ninh càng viết và càng bài xích kịch liệt, khổ thay, người đọc không cảm nhận bà đau khổ, lại thấy bà cay cú vì cái chức danh Chủ tịch Hội đồng tín thác FUV! Ngoài ra, người ta còn cảm nhận có một cái gì đó sâu xa hơn ở đằng sau hậu trường…
Một tầm vóc từng trải như ông Kerrey làm sao không cảm nhận hết các điều này? Dễ gì ông để mình và sự nghiệp của mình bị dắt dẫn bởi những việc nhỏ mọn và không trung thực? Dễ gì ông để mình bị dẫn dắt bởi các khiêu khích về lòng tự trọng tầm thường?
2) Lý do thứ hai: Lòng ủng hộ của dân Việt
Lòng dân Việt Nam hướng về mở rộng bang giao với Hoa Kỳ được thể hiện quá rõ qua việc họ chào đón Tổng thống Obama.
Hoa Kỳ đã đem lại cho dân Việt cơ hội trang bị vũ khí tối tân. Hoa Kỳ đã đem lại cho dân Việt viễn cảnh kinh tế thoát khỏi sự lệ thuộc nguy hiểm trước Trung Quốc đang xâm chiếm từng phần lãnh thổ tổ quốc. Hoa Kỳ đã đem lại cho dân Việt cơ hội tạo dựng xã hội rộng mở, khai phóng làm nền cho đất nước ấm no, hùng cường và tự chủ. Tầm nhìn xa, tri thức cao và tác phong trẻ trung thân mật của Tổng thống Obama cùng ngoại trưởng Kerry đem lại cho dân Việt một sự so sánh trực tiếp về sự khác nhau giữa chính quyền của chính thể dân chủ tự do so với chính thể chuyên chính…
Người dân đã chủ động đổ ra đường chào đón cái mà họ đang thiếu, đang khao khát. Sự chào đón diễn ra một cách văn minh, trật tự và thật lòng, thật sự đã chạm vào tình cảm của ông Obama và nước Mỹ.
Lòng dân cũng được thể hiện qua các bài trên các trang mạng tự do lên tiếng ủng hộ ông Kerrey và phản đối lập luận của bà Tôn Nữ Thị Ninh. Lòng dân cảm phục ông Kerrey biết nhận trách nhiệm, biết kiên trì tiến hành các dự án giúp Việt Nam trong lãnh vực giáo dục đem lại lợi ích khai phóng và nâng cao dân trí dài lâu…
Lòng dân đó cho các ông Kerrey, ông Kerry và ông Obama thấy sự ủng hộ của Việt Nam vào hệ thống tự do dân chủ, thấy Việt Nam thực sự xứng đáng được đầu tư cho phát triển về hướng tự do.
Một đất nước càng xứng đáng thì xác suất bị bỏ rơi càng ít.
Quyết định trụ lại của ông Kerrey càng cho thấy tầm vóc trí tuệ và đạo đức của ông khác xa của bà Tôn Nữ Thị Ninh và của những người đứng sau lưng bà.
_____
THAM KHẢO:
____
.

Tại sao nên là Bob Kerrey?

8-6-2016
Tại vì khi chiến tranh, việc thường dân vô tội bị giết oan là điều không tránh khỏi, nhất là khi CSVN lại núp trong dân, dùng dân làm phên dậu.
Tại vì BK có tham chiến và có giết thường dân và BK có THỰC SỰ đau khổ, xin lỗi nhiều lần và cố gắng đóng góp cho giáo dục VN để phần nào thể hiện trách nhiệm, đóng góp hơn hai thập niên qua để cố gắng giúp đỡ giáo dục và hình thành đại học Fullbright nầy.
Và quan trọng nhất, tại vì Hoa Kỳ muốn CSVN THỰC SỰ bỏ qua quá khứ, hàn gắn để tiến tới tương lai. Chấp nhận BK là chứng tỏ điều này, bằng không chấp nhận BK thì CSVN là kẻ thù dai, và đừng hòng mà có chuyện THỰC SỰ hoà giải với những người sống duới chế độ VNCH cũ.
Khi bắt đầu bang giao năm 1995, ông Pete Peterson là đại sứ đầu tiên, ông có đánh giặc ở VN, có bị thương. Trong danh sách short list đi làm đại sứ ở VN lúc đó thì ông Jim Kimsey (vừa qua đời) đứng thứ nhì. Jim là bạn trong nhóm think tank BENS, chúng tôi hay gặp và đi chung nhiều nơi, có lần Jim hỏi tôi có biết tại sao là Peterson không? Tôi bảo không. Jim nói tại vì Peterson bị thương, còn Jim thì không. Nếu một người chết trận ở VN đi làm đại sứ được thì đại sứ đầu tiên chắc không phải là Peterson. Có như vậy thì việc bang giao mới có ý nghĩa.
Tương tự, việc bình thường hoá bang giao hai nước sau 20 năm đã hoàn tất và bây giờ bước qua một giai đoạn mới là giai đoạn hoà giải để hướng về tương lai với niềm tin trọn vẹn giữa hai dân tộc, chứ không phải giữa hai chính quyền như trong hai thập niên qua.
Câu hỏi tại sao là Bob Kerrey nên được hiểu rằng: Nếu không phải Bob Kerrey thì việc hoà giải sẽ không có ý nghĩa.
TEU.BLOG
https://xuandienhannom.blogspot.com/2016/06/chao-mung-quyet-inh-tru-lai-cua-ong-bob.html